Thể loại: Điểm tin Trong: Bản tin cảnh giác dược - Số 1/2014 |
04:04 | 09/06/2014
Năm 2013, Trung tâm DI & ADR Quốc gia và Trung tâm DI & ADR khu vực TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và xử lý tổng cộng 6016 báo cáo (đạt 67,77 báo cáo/1 triệu dân). Trong đó, 5463 báo cáo được gửi từ các cơ sở điều trị, 355 báo cáo trong chương trình báo cáo tự nguyện có chủ đích (TSR) từ các cơ sở điều trị HIV/AIDS và 202 báo cáo ADR xảy ra ở Việt Nam từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm (với 4 báo cáo trùng với báo cáo từ các cơ sở khám, chữa bệnh). Tổng số báo cáo ADR nghiêm trọng là 2098 (chiếm 34,87% tổng số báo cáo ghi nhận được trong năm 2013). Số lượng báo cáo nhận được trong giai đoạn 2003-2013 được trình bày trong hình 1,
số lượng báo cáo năm 2013 nhận được lũy tiến được tổng kết trong hình 2.
Số báo cáo được phân loại có thể liên quan đến ADR là 5972 (99,3%), báo cáo liên quan đến chất lượng thuốc là 37 (0,6%) và báo cáo loại khác là 7 (0,1%) (mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, lá ngón…). Trong đó, số báo cáo liên quan đến thuốc điều trị lao là 627 (10,4%), thuốc điều trị HIV/AIDS là 429 (7,1%), thuốc điều trị sốt rét là 137 (2,3%), vắc xin và sinh phẩm y tế là 164 (2,7%) và thuốc có nguồn gốc dược liệu/thuốc y học cổ truyền là 47 (0,8%).