Thể loại: Điểm tin hoạt động Cảnh giác dược tại Việt Nam Trong: Bản tin cảnh giác dược - Số 4/2014 |
09:39 | 08/01/2015
Trong 9 tháng đầu năm 2014, Trung tâm DI & ADR Quốc gia và Trung tâm DI & ADR khu vực TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và xử lý 5804 báo cáo ADR, trong đó, 5353 báo cáo được gửi từ các cơ sở khám, chữa bệnh, 98 báo cáo từ hoạt động báo cáo tự nguyện có chủ đích ADR của thuốc kháng retrovirus (ARV) và 360 báo cáo ADR nghiêm trọng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm (trong đó, có 7 báo cáo trùng với báo cáo từ các cơ sở khám, chữa bệnh). Số báo cáo nghiêm trọng là 2289 (chiếm 39,4 % tổng số báo cáo ghi nhận được trong 3 quý đầu năm 2014). Trong số các báo cáo ADR đã tiếp nhận, có 5297 báo cáo về phản ứng có hại của thuốc (98,9 %), 49 báo cáo về chất lượng thuốc (0,9 %) và 7 báo cáo loại khác (0,2 %). Số lượng báo cáo ADR từ Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS là 415 (7,15 %), Chương trình Chống Lao Quốc gia là 739 (13,8 %) và Chương trình Phòng chống Sốt rét Quốc gia là 85 (1,6 %). 2911 báo cáo đã được thẩm định và phản hồi kết quả cho cán bộ y tế (chiếm tỷ lệ 50,15 %).