Tóm tắt
Nội dung bài
Với mục đích tổng kết kết quả của hoạt động đã triển khai năm 2012-2013, tháng 9/2014, Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Trường Đại học Dược Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động Cảnh giác Dược trong khuôn khổ Hợp phần 2.1 - "Tăng cường các hoạt động Cảnh giác Dược" do Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ giai đoạn 1 (2012-2013) và triển khai kế hoạch giai đoạn 2 (2014-2016).
Tham dự và chủ trì Hội nghị có PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa, Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội. Đại diện Cục/Vụ chức năng của Bộ Y Tế, đại diện của 31 Sở Y tế, 29 bệnh viện trọng điểm, trường Đại học Dược Hà Nội, trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 3 Chương trình Y tế Quốc gia, đại diện một số tổ chức Quốc tế tại Việt Nam: WHO, MSH, USAID đã tham dự hội nghị. Các tham luận đã được trình bày tại hội nghị nhằm chia sẻ kết quả đạt được và
PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa, Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội phát biểu tại hội nghị bài học kinh nghiệm trong giai đoạn 1 triển khai dự án. Sau hai năm nỗ lực của các đơn vị tham gia, dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra cũng như hoàn thành các chỉ số đã cam kết. Đây là lý do Nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ dự án triển khai các hoạt động giai đoạn 2 trong năm tiếp theo. Kết quả của dự án giai đoạn 1 đã góp phần tích cực trong việc xây dựng hệ thống Cảnh giác dược tại Việt Nam, (1) tăng cường năng lực của Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, (2) xây dựng hệ thống báo cáo tự nguyện phản ứng có hại của thuốc, (3) xây dựng và phát triển chương trình theo dõi tích cực hay giám sát chủ động biến cố bất lợi trong các chương trình mục tiêu Quốc gia, (4) thành lập hệ thống phản hồi thúc đẩy việc theo dõi ADR và sử dụng thuốc an toàn, (5) xây dựng mạng lưới quảng bá tầm quan trọng và thực hiện các hoạt động Cảnh giác dược. Các chỉ số đã đạt được gồm: tỷ lệ nhập viện do những biến cố có hại liên quan đến thuốc 3,4 % (chỉ số tác động); tỷ lệ biến cố có hại liên quan đến thuốc được báo cáo đã được xử trí phù hợp là 23 % (chỉ số đầu ra); tỷ lệ báo cáo các phản ứng có hại liên quan đến thuốc (báo cáo ADR) trên 1 triệu dân năm 2012 là 36,8; năm 2013 là 67,7; tỷ lệ phản hồi kết quả thẩm định ADR cho các cơ sở/cá nhân báo cáo năm 2012 là 21,1 % và năm 2013 là 41,8 % (các chỉ số kết quả).
Để duy trì và phát triển hệ thống Cảnh giác dược đã xây dựng giai đoạn 2012-2013, Ban quản lý Hợp phần 2.1 đã xác định kế hoạch năm 2014-2016 tập trung vào các mục tiêu chính sau: (1) Tăng cường năng lực chuyên môn và kiện toàn các văn bản pháp quy về Cảnh giác dược; (2) tăng cường hệ thống báo cáo tự nguyện và phản hồi thông tin về an toàn thuốc; (3) triển khai giám sát ADR trong các Chương trình y tế mục tiêu Quốc gia. Các chỉ tiêu cam kết với nhà tài trợ trong giai đoạn 2 gồm: chỉ số tác động - tỷ lệ nhập viện do những biến cố có hại liên quan đến thuốc giảm còn 2,7 %; chỉ số đầu ra - tỷ lệ biến cố có hại liên quan đến thuốc được báo cáo đã được xử trí phù hợp tăng lên 33 % (năm 2014) và 43 % (năm 2016); chỉ số kết quả: (1) tỷ lệ báo cáo các phản ứng có hại liên quan đến thuốc trên 1 triệu dân năm 2014, 2015, 2016 đạt lần lượt là 75, 80 và 85; (2) tỷ lệ phản hồi cho các cơ sở/cá nhân báo cáo ADR năm 2014, 2015, 2016 đạt lần lượt ở mức 50 %, 55 %, 60 %.Bế mạc hội nghị, Đại diện Ban quản lý Hợp phần 2.1 đề nghị các đơn vị tham gia dự án tích cực triển khai các hoạt động nhằm đạt các mục tiêu của giai đoạn 2, thúc đẩy hoạt động sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và đem lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng.
Khen thưởng cho 10 đơn vị (SYT tỉnh An Giang, SYT TP. Cần Thơ, SYT TP. Đà Nẵng, SYT TP. Hồ Chí Minh, BV Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng, BV Phạm Ngọc Thạch, BV Phụ sản Trung ương, BV Lao và Bệnh phổi Bắc Giang, BV Bạch Mai, BV Hùng Vương) đã có thành tích trong hoạt động báo cáo ADR năm 2013