HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN VỀ CẢNH GIÁC DƯỢC VÀ AN TOÀN THUỐC TRONG HỢP PHẦN 2.1 “TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG CẢNH GIÁC DƯỢC” CỦA DỰ ÁN “HỖ TRỢ HỆ THỐNG Y TẾ”
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN VỀ CẢNH GIÁC DƯỢC VÀ AN TOÀN THUỐC TRONG HỢP PHẦN 2.1 “TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG CẢNH GIÁC DƯỢC” CỦA DỰ ÁN “HỖ TRỢ HỆ THỐNG Y TẾ”
Cao Thị Thu Huyền, Nguyễn Quang Vũ, Nguyễn Thị Anh 

Tóm tắt

Các hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn thuốc đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các thành phần trong hệ thống Cảnh giác Dược. Tuy nhiên, một thực trạng thường thấy là cán bộ y tế tại nhiều địa phương chưa nhận thức rõ hoặc còn coi nhẹ những vấn đề này, việc báo cáo phản ứng có hại của thuốc dù được thực hiện nhưng vẫn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Để phổ biến về tầm quan trọng cũng như cách thức triển khai các hoạt động Cảnh giác Dược tại các cơ sở y tế, cần thiết phải có những khóa tập huấn để cung cấp cho cán bộ y tế kiến thức và kỹ năng thực hành Cảnh
Từ khóa:  

Nội dung bài

     Các hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn thuốc đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các thành phần trong hệ thống Cảnh giác Dược. Tuy nhiên, một thực trạng thường thấy là cán bộ y tế tại nhiều địa phương chưa nhận thức rõ hoặc còn coi nhẹ những vấn đề này, việc báo cáo phản ứng có hại của thuốc dù được thực hiện nhưng vẫn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Để phổ biến về tầm quan trọng cũng như cách thức triển khai các hoạt động Cảnh giác Dược tại các cơ sở y tế, cần thiết phải có những khóa tập huấn để cung cấp cho cán bộ y tế kiến thức và kỹ năng thực hành Cảnh giác Dược, thúc đẩy quá trình từ nhận thức đến thay đổi thái độ và hành vi trong thực hành lâm sàng.

Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế (HSS), trong khoảng thời gian 5 năm (2012-2016), Hợp phần 2.1 “Tăng cường các hoạt động Cảnh giác Dược” đã phối hợp với các đơn vị liên quan (các chương trình Y tế Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét; 31 Sở Y tế và 29 bệnh viện trọng điểm tham gia Dự án) triển khai tổ chức các lớp tập huấn về Cảnh giác Dược và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn với tổng số 253 lớp cho 6859 cán bộ y tế thuộc 1164 đơn vị y tế và cơ sở khám, chữa bệnh. Thành phần học viên gồm có 32,7% bác sĩ, 25,3% dược sĩ, còn lại là điều dưỡng, nữ hộ sinh, y sĩ và các cán bộ y tế khác. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm được Hợp phần 2.1 thực hiện với mục tiêu mở rộng độ bao phủ đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động Cảnh giác Dược trên quy mô cả nước, với chiến lược đào tạo được chia thành 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 (2012-2013): Tập huấn cho cán bộ y tế theo 3 cấp độ (ToT), chương trình tập huấn ở mỗi cấp độ đều hướng tới cung cấp những kiến thức và kỹ năng Cảnh giác Dược cơ bản nhưng được xây dựng dựa trên đối tượng học viên ở từng cấp độ, trong đó một số cán bộ được tập huấn ở cấp độ 1 là giảng viên cho các lớp cấp độ 2 và học viên của lớp cấp độ 2 tiếp tục truyền đạt lại cho cán bộ y tế tại bệnh viện/địa phương mình thông qua các lớp cấp độ 3 (bảng 1).

Giai đoạn 2 (2014-2016): Tập huấn về Cảnh giác Dược cơ bản tại các tỉnh/bệnh viện trọng điểm chưa được triển khai cấp độ 3 trong giai đoạn 1, đồng thời xây dựng các lớp chuyên đề nâng cao với nội dung theo nhu cầu và tính cấp thiết của vấn đề tại các địa phương sau khi đã được đào tạo Cảnh giác Dược cơ bản như: chuyên đề kháng sinh, thuốc giảm đau - chống viêm, sử dụng thuốc hợp lý trong các bệnh lý thường gặp (nhiễm trùng, tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, …), thuốc có nguy cơ cao (colistin, thuốc cản quang, …). Cùng với việc triển khai tập huấn, Chương trình đào tạo liên tục về Cảnh giác Dược dành cho cán bộ y tế với tài liệu tham khảo chính là sách Cảnh giác Dược đã được Bộ Y tế phê duyệt năm 2015 (hình 1)


Hình 1: Bìa tài liệu Cảnh giác Dược- tài liệu đào tạo dành cho cán bộ y tế

 

      Về kết quả tập huấn, nhìn chung, học viên tham gia tập huấn đã cơ bản nắm được những nội dung được giảng viên truyền tải từ các khóa tập huấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và Cảnh giác Dược. Lượng giá trước và sau tập huấn đã được thực hiện đối với tất cả các học viên. Kết quả lượng giá cho thấy, sau khi được tập huấn, tỷ lệ % kết quả từ mức trung bình trở lên (có ít nhất 50% câu trả lời đúng) với các mức trung bình, khá và giỏi lần lượt là 30%, 29,9% và 9,3%, vượt trội hơn so với tỷ lệ tương ứng trước khi được tập huấn (hình 2). Thêm vào đó, việc áp dụng những kiến thức học được tới hành động thực tế đã được thể hiện thông qua số lượng báo cáo ADR của các đơn vị của học viên từ các tỉnh trọng điểm (xem hình 2  - trang 7). Trong giai đoạn từ năm 2009 đến trước 2012, số lượng báo cáo của các tỉnh trong dự án và ngoài dự án không có nhiều khác biệt. Từ năm 2012 tới nay, trong khi số lượng báo cáo ADR từ các tỉnh ngoài dự án có mức tăng khá chậm, số lượng báo cáo của 31 tỉnh trong dự án đã lên tăng lên rõ rệt, góp phần đáng kể đến mức tăng chung của cả nước. Điều này cho thấy hoạt động đào tạo đã có tác động lớn tới hoạt động báo cáo ADR tại các tỉnh trọng điểm của dự án. Như vậy, việc tăng cường nhận thức và thái độ của cán bộ y tế về Cảnh giác Dược và sử dụng thuốc an toàn thông qua đào tạo, tập huấn là một trong những yếu tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong toàn hệ thống Cảnh giác Dược.

 

Bảng 1: Cấp độ tập huấn Cảnh giác Dược trong giai đoạn 1 (2012-2013)

Lớp tập huấn

Giảng viên

Đối tượng học viên

Nội dung tập huấn

Cấp độ 1

Trung tâm Cảnh gc Dược Bordeaux - Pháp

Cán bộ đầu mối trong hệ thống Cảnh giác Dược như các bệnh viện tuyến Trung ương, Đại học Y - Dược, Sở Y tế và 3 CTYTQG

Tổng quan về Cảnh giác Dược và phạm vi hoạt động, phát hiện nguy cơ, quản lý và tuyên truyền nguy cơ, xây dựng các quy trình trong bệnh viện; phát hiện và tiếp nhận báo cáo ADR; Cảnh giác Dược trong các CTYTQG, trên đối tượng bệnh nhân đặc biệt, …

Cấp độ 2

Cán bộ y tế được tập huấn ở cấp độ 1

Cán bộ đầu mối tại các bệnh viện

Tổng quan về Cảnh giác Dược, tầm quan trọng và quy trình tại Việt Nam; cập nhật thông tin từ các CQQL trên thế giới về Cảnh giác Dược; thực hành Cảnh giác Dược: triệu chứng ADR chính, điền báo cáo ADR đúng cách và đủ thông tin, nguyên tắc xử trí, tình huống thực hành, …

Cấp độ 3

Cán bộ được tập huấn ở cấp độ 2

Cán bộ y tế (bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng) tại bệnh viện

Tổng quan về Cảnh giác Dược, tầm quan trọng và quy trình Cảnh giác Dược trong bệnh viện; các thông tin cập nhật về Cảnh giác Dược; thực hành Cảnh giác Dược: hướng dẫn điền báo cáo ADR đúng cách và đủ thông tin, các nội dung khác được thay đổi theo đối tượng học viên của từng khoá (BS, DS, ĐD) và tình huống thực hành dựa trên những vấn đề/ca bệnh thực tế gặp phải tại từng bệnh viện/địa phương

 

Tại nhiều cơ sở khám, chữa bệnh, công tác báo cáo phản ứng có hại của thuốc đã trở thành một hoạt động chuyên môn thường quy, một số công tác khác về giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đã bắt đầu được chú trọng và thực hiện sát sao hơn thông qua việc ban hành các biểu mẫu, quy trình chuẩn, danh mục tương tác thuốc, tương hợp – tương kỵ, bản tin thông tin thuốc, … trong bệnh viện. Qua đó, bài học bổ ích rút ra là cần tiếp tục duy trì ở những nơi đã được đào tạo, tập huấn và nhân rộng đến những nơi chưa triển khai hoạt động này, chương trình tập huấn cần thường xuyên được cập nhật, sửa đổi để bám sát với điều kiện thực tế, đồng thời lồng ghép để đào tạo về Cảnh giác Dược trở thành một phần trong đào tạo liên tục và trong thực hành của cán bộ y tế.

 


 

Hình 2: Kết quả lượng giá trước và sau khi diễn ra lớp tập huấn

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN VỀ CẢNH GIÁC DƯỢC VÀ AN TOÀN THUỐC TRONG HỢP PHẦN 2.1 “TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG CẢNH GIÁC DƯỢC” CỦA DỰ ÁN “HỖ TRỢ HỆ THỐNG Y TẾ”
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: