PHÂN LOẠI THÔNG TIN VÀ NHU CẦU THÔNG TIN THUỐC TẠI MỘT SỐ KHOA LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI
PHÂN LOẠI THÔNG TIN VÀ NHU CẦU THÔNG TIN THUỐC TẠI MỘT SỐ KHOA LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI
(Survey on drug information enquiries in clinical practice at Bach Mai hospital )
Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thị Liên Hương, Đỗ Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Hồng Thủy 

Tóm tắt

This study aimed at exploring the types of drug information enquiries received from physicians in Bachmai hospital as well as at determining their needs and wishes concerning drug information activities through drug information unit (DIU) database retrieval and direct interviews with questionnaires. A total of 381 encounters were received during a 10-month period for whole hospital. The number of questions per month depended not only on each department but mostly on clinical pharmacy activities. Questions were mainly concerned with dose adjustment, administration/dosage, drug evaluation/drug selection, adverse drug reactions, and drug interactions. Sufficient answering could not be given for more than 20% of received questions from 6 frequently used drug information references available in the DIU. All participated physicians recognized a DIU necessary for consulting drug-related questions with head-to-head answer, telephone and email were preferable. These results may help determine strategies to strengthern drug information activities in hospitals.
Từ khóa:  drug information, drug information unit, drug information enquiries, information need

Nội dung bài

1. Đặt vấn đề

Cung cấp thông tin thuốc (TTT) là lĩnh vực chuyên biệt của Dược lâm sàng (DLS) nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn [4]. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay cùng với sự nâng cao về trình độ chuyên môn và nhận thức của cán bộ y tế đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTT nhưng đồng thời cũng đưa ra những thách thức trong việc xử lý và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ công tác điều trị tại bệnh viện. Tại Việt Nam, hoạt động TTT tại các cơ sở điều trị mới đang ở bước khởi động ban đầu và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thực tế này cho thấy việc tổng kết, đánh giá lại nhu cầu và tình hình hoạt động TTT để rút kinh nghiệm, tạo cơ sở phát triển và tăng cường hoạt động TTT tại bệnh viện là hết sức cần thiết. Với mong muốn đưa ra hình ảnh về hoạt động TTT của bệnh viện Bạch mai, một bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, nghiên cứu này được thực hiện nhằm 1) phân loại câu hỏi TTT thu thập được từ hoạt động DLS và 2) khảo sát nhu cầu TTT của bác sỹ thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Phân loại các câu hỏi TTT thu được từ hoạt động DLS: Thu thập tất cả các câu hỏi có trong báo cáo câu hỏi TTT hàng tuần của các dược sỹ lâm sàng hoạt động tại 6 khoa Điều trị tích cực (ĐTTC), Trung tâm chống độc (TTCĐ), Nhi, Huyết học, Hô hấp và Nội tiết trong khoảng thời gian từ khi có hoạt động lưu trữ câu hỏi TTT tại khoa Dược (tháng 4/2009 đến tháng 2/2010). Chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: số lượng câu hỏi thu thập được, phân loại câu hỏi theo các phạm trù nội dung chuyên biệt của TTT, đánh giá khả năng tìm thấy câu trả lời (theo 3 mức độ tìm thấy câu trả lời đầy đủ, tìm thấy câu trả lời nhưng không đầy đủ, không tìm thấy câu trả lời [3]) của các câu hỏi thu thập được trong 6 nguồn cơ sở dữ liệu (CSDL) thường được sử dụng tại đơn vị TTT bệnh viện Bạch Mai (AHFS Drug Information (2002), British National Formulary 55th (2008), Dược thư Quốc gia Việt Nam (2002), Vidal Việt nam (2009), Martindale 34th (2005), trang web http//:www.mims.com).

- Khảo sát nhu cầu TTT của bác sĩ điều trị: sử dụng bộ câu hỏi tiến hành phỏng vấn 27 bác sỹ điều trị đến từ 9 khoa lâm sàng: ĐTTC, TTCĐ,

Hô hấp, Truyền nhiễm, Tiêu hóa, Thần kinh, Thận tiết niệu, Huyết học và Nội tiết, trong đó ĐTTC và TTCĐ là 2 khoa có số bác sỹ tham gia trả lời phỏng vấn nhiều nhất (chiếm 22,2% tổng số bác sỹ đồng ý tham gia tại 9 khoa). Không có sự chênh lệch nhiều về giới (55,6% nam so với 44,4% nữ) và số năm kinh nghiệm giữa các bác sỹ tham gia trả lời phỏng vấn (44,4% có dưới 10 năm kinh nghiệm so với 55,6% có từ 10 năm kinh nghiệm trở lên). Tiến hành phân loại nhu cầu, các loại câu hỏi TTT được quan tâm, mức độ lặp lại của câu hỏi với bác sỹ, các nguồn tài liệu tham khảo đã được bác sỹ sử dụng để tìm kiếm câu trả lời, khả năng tìm thấy câu trả lời trong 6 nguồn CSDL thường được sử dụng, về nhu cầu phản hồi TTT (nhu cầu nhận phản hồi từ đơn vị TTT, thời gian mong muốn được nhận

phản hồi, hình thức phản hồi mong muốn nhận được).

- Số liệu được lưu trữ và xử lý bằng phần mềm SPSS 15.0. Các chỉ tiêu đánh giá được biểu diễn tỷ lệ %, sử dụng kiểm định khi bình phương để so sánh tỷ lệ.

3. Kết quả

3.1. Các loại hình câu hỏi TTT thu thập được từ hoạt động DLS

3.1.1. Số lượng câu hỏi thu thập được

Số câu hỏi TTT lưu trữ thu thập từ hoạt động DLS (từ tháng 4/2009 đến tháng 2/2010) tại 6 khoa lâm sàng bệnh viện Bạch Mai được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1. Phân bố câu hỏi TTT lưu trữ theo tháng và theo khoa lâm sàng

Tháng

Năm 2009

Năm 2010

Tổng

%

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

2

ĐTTC

1

7

4

1

1

1

0

0

5

23

17

60

15,8

TTCĐ

4

8

1

7

12

16

3

13

19

21

0

104

27.3

Nhi

8

4

3

3

8

4

10

7

15

8

1

71

18,6

Huyết học

1

5

1

3

6

6

4

1

3

2

0

32

8,4

Hô hấp

0

2

1

0

3

1

9

6

6

7

4

39

10,2

Nội tiết

2

6

1

5

8

7

4

6

17

13

6

75

19,7

Tổng

16

32

11

19

38

35

30

33

65

74

28

381

100

%

4,2

8,4

2,9

5,0

10,0

9,2

7,9

8,7

17,0

19,4

7,3

100

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo

1. Alván G. et al (1995). "References used in a Drug Information Centre" Eur J Clin Pharmacol 49: 87-89.

2. Bernknopt A.C et al (2009). "Drug information: from Education to Practice" Pharmacotherapy 29(3): 331- 46.

3. Belgado B.S. et al (1997). “Evaluation of electronic received by decentralized pharmacists” Am J Health- Syst Pharm 54 (22): 2592-96.

4. Hutchinson R. and Burkholder D.F. (2006). "Clinical Pharmacy Practice - its functional relationship to drug information service" Ann Pharmacother. 40: 316-20.

5. Joshi M.P. (1997). "University hospital -based drug information service in a developing country" Eur J Clin Pharmacol 53: 89-94.

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
PHÂN LOẠI THÔNG TIN VÀ NHU CẦU THÔNG TIN THUỐC TẠI MỘT SỐ KHOA LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: