TRIỂN KHAI CÁC LỚP TẬP HUẤN  “KỸ NĂNG CẢNH GIÁC DƯỢC CHO CÁN BỘ Y TẾ”
TRIỂN KHAI CÁC LỚP TẬP HUẤN “KỸ NĂNG CẢNH GIÁC DƯỢC CHO CÁN BỘ Y TẾ”
 

Tóm tắt

Đào tạo liên tục cho các cán bộ y tế để trang bị kiến thức, thái độ và kỹ năng cập nhật nhất trong thực hành y khoa đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. Với Cảnh giác dược, cán bộ y tế có trách nhiệm giám sát ADR, đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân tại cơ sở khám, chữa bệnh và tại cộng đồng. Để tăng cường năng lực của các cán bộ y tế trong lĩnh vực này, Ban quản lý Hợp phần 2.1 và Trung tâm DI&ADR Quốc gia đã triển khai hoạt động “Đào tạo về Cảnh giác dược và An toàn thuốc cho các cán bộ y tế” với kinh phí hỗ trợ từ Quỹ Toàn cầu cho dự án “Hỗ trợ hệ thống y tế”.
Từ khóa:  

Nội dung bài

 

Trong giai đoạn đầu của hoạt động đào tạo về Cảnh giác dược, các lớp tập huấn cấp độ 1 được tổ chức với mục tiêu đào tạo kỹ năng thực hành Cảnh giác dược và kỹ năng ToT cho đội ngũ giảng viên và các cán bộ đầu mối trong hoạt động Cảnh giác dược tại Việt Nam. Đối tượng học viên bao gồm cán bộ từ các cơ quan quản lý nhà nước về y tế, cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế và các cán bộ đang trực tiếp công tác tại một số cơ sở khám, chữa bệnh đầu mối của dự án. Chương trình đào tạo đã được xây dựng và triển khai bởi nhóm chuyên gia đến từ trung tâm Cảnh giác dược thuộc Bệnh viện Đại học Bordeaux (Pháp).

Từ tháng 10/2012 đến tháng 1/2013, 4 lớp tập huấn đã được tổ chức với tổng số 139 học viên đến từ 56 đơn vị trên cả nước, bao gồm các cơ quan quản lý của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh), Sở Y tế 12 tỉnh, thành phố, cán bộ y tế đến từ 24 bệnh viện, 3 Chương trình y tế Quốc gia (Chương trình chống Lao Quốc gia, Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS,  Chương trình phòng chống Sốt rét Quốc gia) và cán bộ giảng dạy của 14 trường đào tạo Y, Dược.

Học viên đã được chia sẻ các nguyên tắc, quy trình và phạm vi hoạt động của Cảnh giác dược, vai trò của các đối tác trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thuốc; trao đổi, thảo luận tình huống quản lý và tình huống lâm sàng cùng với giảng viên. Kết quả đánh giá trước và sau khóa tập huấn cho thấy tất cả học viên đều tiếp thu tốt nội dung bài giảng, có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mới hữu ích trong lĩnh vực Cảnh giác dược. Nội dung và hình thức triển khai tập huấn cũng đã được đánh giá tích cực từ phía học viên với yêu cầu nhân rộng mô hình đào tạo để hỗ trợ hoạt động Cảnh giác dược cho cán bộ y tế.

Trong thời gian tới, các khóa đào tạo tiếp theo dành cho cán bộ đầu mối triển khai hoạt động Cảnh giác dược tại các bệnh viện (đào tạo cấp độ 2) và dành cho cán bộ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh (đào tạo cấp độ 3) sẽ được triển khai. Bộ tài liệu đào tạo cũng đang được chuẩn bị và hoàn thiện để sử dụng cho các khóa tập huấn này.

 

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
TRIỂN KHAI CÁC LỚP TẬP HUẤN “KỸ NĂNG CẢNH GIÁC DƯỢC CHO CÁN BỘ Y TẾ”
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: