NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘ AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THUỐC MỚI ĐƯỢC CẤP SỐ ĐĂNG KÝ: SITAGLIPTIN
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘ AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THUỐC MỚI ĐƯỢC CẤP SỐ ĐĂNG KÝ: SITAGLIPTIN
(Safety concerns with recently approved medicinces: Sitagliptin)
Nguyễn Mai Hoa tổng hợp 

Tóm tắt

Sitagliptin (biệt dược Januvia) là thuốc điều trị đái tháo đường (ÐTÐ) typ 2 đầu tiên thuộc nhóm ức chế enzym dipeptidyl peptidase - 4 (DPP-4) được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ phê duyệt năm 2006. Mới đây, Cục Quản lý Dược cũng đã cấp số đăng ký lưu hành cho thuốc này tại Việt Nam (VN1-410-11, VN1-411-11, VN1-412-11).
Từ khóa:  

Nội dung bài

Sitagliptin được sử dụng dưới dạng đơn trị liệu khi chế độ luyện tập và ăn kiêng không giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hoặc khi bệnh nhân chống chỉ định hoặc không dung nạp metformin. Sitagliptin cũng được chỉ định phối hợp với metformin hoặc một thuốc nhóm sulfonylure hoặc một thuốc nhóm thiazolidinedion. 

Sitagliptin còn có thể được chỉ định hỗ trợ khi điều trị bằng insulin (kèm hoặc không kèm metformin) trong trường hợp chế độ luyện tập và ăn kiêng cùng chế độ liều ổn định insulin vẫn không kiểm soát được đường huyết. Không nên dùng sitagliptin cho bệnh nhân ÐTÐ typ 1 hoặc ÐTÐ nhiễm toan ceton.

Liều thông thường được khuyến cáo của sitagliptin là 100mg một lần mỗi ngày, ngay cả khi dùng đơn trị liệu cũng như khi phối hợp với metformin và/hoặc thiazolidinedion. Khi kết hợp sulfonylure hoặc insulin, có thể cân nhắc mức liều sitagliptin thấp hơn để giảm nguy cơ hạ đường huyết. Ðối với bệnh nhân suy thận trung bình (30 ml/phút ≤ Clcr ≤ 50 ml/ph), cần hiệu chỉnh liều xuống 50mg một lần mỗi ngày. Ðối với bệnh nhân suy thận nặng (Clcr ≤ 30 ml/ph) hoặc suy thận giai đoạn cuối cần thẩm tích máu hoặc màng bụng, liều dùng được khuyến cáo là 25mg một lần mỗi ngày. Do liều dùng được hiệu chỉnh dựa trên cân nặng nên cần đánh giá chức năng thận của bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị và định kỳ kiểm tra sau đó. Không cần hiệu chỉnh liều sitagliptin ở bệnh nhân suy gan. Do thiếu dữ liệu về hiệu quả và độ an toàn, sitagliptin không được khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Chống chỉ định sitagliptin trong trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Các phản ứng có hại nghiêm trọng khi sử dụng sitagliptin bao gồm viêm tụy và các phản ứng quá mẫn. Bác sĩ nên cảnh báo bệnh nhân về những dấu hiệu đặc trưng của viêm tụy cấp như đau bụng nặng và dai dẳng. Tình trạng này thường giảm đi sau khi ngừng dùng sitagliptin (có hoặc không có biện pháp hỗ trợ tích cực), rất hiếm trường hợp viêm tụy hoại tử hoặc viêm tụy xuất huyết và/hoặc tử vong. Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng với tỷ lệ hiếm gặp đã được báo cáo khi sử dụng sitagliptin, bao gồm sốc phản vệ, phù mạch, da tróc vảy và hội chứng Stevens-Johnson thường khởi phát trong
3 tháng đầu sử dụng hoặc một số xảy ra ở ngay lần đầu tiên uống thuốc. Trong những trường hợp này, cần ngừng sử dụng sitagliptin ngay lập tức, đánh giá các nguyên nhân khác có thể gây ra phản ứng, tiến hành những biện pháp theo dõi, điều trị thích hợp và cân nhắc thay thế thuốc điều trị đái tháo đường khác.

Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng sitagliptin bao gồm: đau đầu, viêm mũi họng và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Các phản ứng có hại khác bao gồm: bệnh viêm kẽ phổi, đau ở ngoại vi, đau khớp, đau cơ, viêm xương khớp, nôn, táo bón cũng đã được ghi nhận.

Tài liệu tham khảo

electronic Medicines Compendium.  Javunia – Summary of Product Characteristics 

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘ AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THUỐC MỚI ĐƯỢC CẤP SỐ ĐĂNG KÝ: SITAGLIPTIN
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: