Tóm tắt
Nội dung bài
Dịch tễ của thuốc cản quang
Mặc dù thuốc cản quang chứa iod được coi là tương đối an toàn, nhưng những phản ứng tương tự dị ứng thuốc lại xảy ra với một số lượng khá lớn bệnh nhân. Những phản ứng này có thể chia ra làm hai loại: phản ứng nhanh và phản ứng chậm. Phản ứng nhanh (trong vòng 1 giờ sau khi đưa thuốc) bao gồm mề đay, phù mạch, nặng hơn là phù thanh quản, hạ huyết áp và thậm chí tử vong. Phản ứng chậm xảy ra từ 1 giờ đến 1 tuần sau khi sử dụng thuốc và thường có biểu hiện chủ yếu ở da [3].
Trong cơ sở dữ liệu báo cáo ADR của Trung tâm DI&ADR Quốc gia từ năm 2006 đến năm 2011 đã có tổng số 134 báo cáo liên quan đến thuốc cản quang chứa iod cụ thể như sau:
Bảng 1: Số lượng báo cáo ADR liên quan đến thuốc cản quang |
|||||
Năm |
Số lượng báo cáo ADR liên quan tới TCQ có chứa iod |
Tổng số báo cáo ADR |
Số lượng ADR liên quan tới TCQ chứa iod |
Tỷ lệ ADR/ 1 báo cáo TCQ chứa iod (%) |
Tỷ lệ số báo cáo TCQ chứa iod/ tổng số báo cáo (%) |
2006 |
18 |
704 |
42 |
2,33 |
2,56 |
2007 |
29 |
1328 |
82 |
2,83 |
2,18 |
2008 |
26 |
2032 |
48 |
1,85 |
1,28 |
2009 |
16 |
2499 |
34 |
2,13 |
0,64 |
2010 |
10 |
1807 |
15 |
1,50 |
0,55 |
2011 |
35 |
2407 |
52 |
1,49 |
1,45 |
Tổng |
134 |
10777 |
273 |
2,04 |
1,24 |
Số báo cáo ADR liên quan đến thuốc cản quang chiếm 1,24% tổng số báo cáo trong CSDL báo cáo ADR tại Việt Nam. Các loại thuốc cản quang được ghi nhận trong các báo cáo ADR là: Xenetic (iobitridol); Telebrix (ioxithalamat) và Ultravist (iopromid), Pamiray (iopamidol), Iopamiro (iopamidol).
Phần lớn các báo cáo về TCQ là các ADR nhẹ như khó chịu, mệt mỏi, ngứa, mày đay, ban đỏ, nôn và buồn nôn - chiếm 53,85% tổng số các ADR thu thập được trên loại thuốc này.
Ðối với các phản ứng nghiêm trọng, đáng chú ý có 25 trường hợp sốc phản vệ - chiếm 9,16% số phản ứng (bảng 2). Trong đó riêng năm 2011 có tới 14 báo cáo về phản ứng sốc phản vệ trên tổng số 35 báo cáo liên quan đến thuốc cản quang chứa iod.
Khi tra cứu cơ sở dữ liệu ADR quốc tế của Trung tâm giám sát thuốc quốc tế UMC – WHO ở thời điểm tháng 10/2011, khả năng gây ra ADR sốc phản vệ của TCQ Xenetix (iobitridol), Ultravist (iopromid) và Telebrix (ioxitalamat) so với các thuốc khác là khác biệt có ý nghĩa thống kê (IC025 > 0) [1], [2] (xem bảng 3).
Các yếu tố nguy cơ
Trên từng bệnh nhân, nhìn chung các ADR do thuốc cản quang rất khó dự đoán trước. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ dẫn đến tỷ lệ xảy ra ADR cao hơn trên một số quần thể bệnh nhân nhất định đã được xác định (bảng 4) [3].
Xử trí và dự phòng ADR do thuốc cản quang chứa iod gây ra
Thận trọng khi sử dụng thậm chí tránh sử dụng trên các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ có thể góp phần làm giảm phản ứng quá mẫn với thuốc cản quang. Hiện tại, có rất nhiều tranh cãi xung quanh lợi ích của việc sử dụng corticoid để dự phòng các phản ứng quá mẫn do thuốc cản quang. Laser và cộng sự khẳng định rằng dự phòng bằng corticoid (khoảng > 6h trước khi dùng thuốc) có thể làm giảm tỷ lệ phản ứng với thuốc cản quang ion hóa [5], trong khi đó Wolf và cộng sự cho rằng sử dụng thuốc cản quang không ion hóa là biện pháp phòng ngừa duy nhất có hiệu quả [4]. Hai nghiên cứu khác của Greenberger và Lasser cũng ủng hộ điều trị dự phòng bằng corticoid và kháng histamin trước khi sử dụng thuốc cản quang không ion hóa [6],[7].
Việc áp dụng test lẩy da trước khi sử dụng cũng là một biện pháp dự phòng gây nhiều tranh cãi. Phản ứng test da dương tính có thể phát hiện được một số phản ứng nhanh đối với thuốc cản quang tuy nhiên giá trị dự đoán không rõ ràng trong trường hợp cho kết quả âm tính [3].
Bảng 2: Các biểu hiện ADR thường gặp |
|||
STT |
Biểu hiện ADR |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
A |
ADR mức độ nhẹ (khó chịu, mỏi mệt, chóng mặt, ngứa, mày đay, ban đỏ, nôn và buồn nôn) |
147 |
53,85 |
B |
ADR mức độ nặng |
126 |
46,15 |
1 |
Kích thích, tay chân co |
2 |
0,73 |
2 |
Tê chân tay |
11 |
4,03 |
3 |
Rét run, lạnh chân tay, lạnh người |
27 |
9,89 |
4 |
Tăng huyết áp |
3 |
1,10 |
5 |
Hạ huyết áp |
15 |
5,49 |
6 |
Hạ calci huyết |
3 |
1,10 |
7 |
Khó thở |
19 |
6,96 |
8 |
Sốc phản vệ |
25 |
9,16 |
9 |
Mạch nhanh, phù |
13 |
4,76 |
10 |
Ngất, cứng hàm, đau ngực |
7 |
2,56 |
11 |
Không ghi thông tin về ADR |
1 |
0,37 |
|
Tổng số |
273 |
100 |
Bảng 3: Dữ liệu từ Vigisearch – UMC |
|||||||
Thuốc cản quang |
ADR |
Số lượng ADR là sốc PV do TCQ |
IC |
IC0.25 |
Tổng số tất cả ADR do thuốc gây ra |
Tổng số tất cả các thuốc gây ra sốc PV |
Quốc gia BC |
Ioxitalamic acid (Telebrix) |
Sốc phản vệ |
19 |
3,45 |
2,73 |
265 |
33 438 |
4 |
Ioxitalamat meglumin/ |
Sốc phản vệ |
53 |
3,06 |
2,65 |
1 216 |
33 438 |
12 |
Iobitridol (Xenetix) |
Sốc phản vệ |
57 |
3,03 |
2,63 |
1 348 |
33 438 |
12 |
Iopromid (Ultravist) |
Sốc phản vệ |
314 |
2,07 |
1,91 |
15 281 |
33 438 |
30 |
(Dữ liệu được truy xuất trực tiếp từ công cụ Vigisearch với các TCQ là Xenetix, Ultravist và Telebrix).
Bảng 4: Các yếu tố nguy cơ có thể gây phản ứng tương tự dị ứng với thuốc cản quang |
Phản ứng với thuốc cản quang trước đó |
Tiền sử dị ứng |
Bệnh tim mạch |
Mất nước |
Bệnh thận |
Tuổi: trẻ sơ sinh/người cao tuổi |
Bệnh về huyết học/chuyển hóa |
Lo âu/trầm cảm |
Thuốc: thuốc chẹn beta, interleukin-2, aspirin hay NSAIDs |
Mùa: thời kỳ dị ứng phấn hoa |
Việc xử trí kịp thời sốc phản vệ đóng vai trò rất quan trọng. Hiệp hội chẩn đoán hình ảnh niệu sinh dục Châu Âu (ESUR) đã có hướng dẫn xử trí cho các trường hợp phản ứng cấp tính với thuốc cản quang (bảng 5) [8].
Tại Việt Nam, Bộ y tế cũng đã ban hành phác đồ xử trí cấp cứu sốc phản vệ từ năm 1999. Các biện pháp cơ bản là ngừng dùng thuốc, cho bệnh nhân nằm tại chỗ, sử dụng thuốc: tiêm dưới da adrenalin dung dịch 1/1000 và các thuốc chống dị ứng đặc hiệu; thở oxy, bù nước, chất điện giải (nếu cần).
Kết luận
Thuốc cản quang chứa iod có vai trò quan trọng trong chẩn đoán hình ảnh. Trong 2 năm trở lại đây, các báo cáo về ADR liên quan đến thuốc cản quang đặc biệt là các báo cáo nghiêm trọng có xu hướng tăng. Hiệu quả của việc dự phòng các ADR do thuốc cản quang vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Do đó trong thực hành lâm sàng, cán bộ y tế nên luôn chú ý khai thác tiền sử, thận trọng với các đối tượng có nguy cơ cao đồng thời chuẩn bị sẵn sàng bộ cấp cứu sốc phản vệ cũng như kỹ năng xử trí sốc phản vệ trước khi sử dụng các thuốc này.
Bảng 5: Hướng dẫn xử trí sốc phản vệ của ESUR năm 2008 |
1. Gọi nhóm hồi sức |
2. Đặt nội khí quản nếu cần thiết |
3. Nâng cao chân bệnh nhân nếu bị hạ huyết áp |
4. Thở oxy (6-10 L/phút) |
5. Tiêm bắp adrenalin (epinephrine) [1:1000], 0,5ml (0,5mg) với người lớn, nhăc lại nếu cần. Đối với trẻ nhỏ: 0,01mg/kg đến liều tối đa 0,3mg |
6. Truyền dung dịch tĩnh mạch (ví dụ: dung dịch muối, dung dịch Ringer Lactat) |
7. Thuốc kháng histamine H1 (ví dụ: tiêm tĩnh mạch diphenhydramin 25-50mg) |
Tài liệu tham khảo
1. Lindquist M, Ståhl M, Bate A, Edwards IR, Meyboom RH (2000) A retrospective evaluation of a data mining approach to aid finding new adverse drug reaction signals in the WHO international database. Drug Saf 23:533–542
2. Bate A, Lindquist M, Edwards IR, Olsson S, Orre R, Lansner A, De Freitas RM (1998) A Bayesian neural network method for adverse drug reaction signal generation. Eur J Clin Pharmacol 54:315–321.
3. Marc J. Meth and Howard I. Maibach (2006). Current understanding of contrast media reactions and implication for clinical management. Drug Safety 2006; 29 (2): 133-141.
4. Wolf GL, Mishkin MM, Roux SG, et al. Comparison of the rates of adverse drug reactions: ionic agents, ionic agents combined with steroids and non-ionic agents. Invest Radiol 1991; 26: 404-410.
5. Lasser EC, Berry CC, Lee B, et al. Pre-treatment with corticosteroids to alleviate reactions to intravenous contrast material. N Engl J Med 1987; 317: 845-9.
6. Greenberger PA, Patterson R. The prevention of immediate generalized reactions to radiocontrast media in high-risk patients. J Allergy Clin Immunol 1991; 87: 867-72
7. Lasser EC, Berry CC, Mishkin MM, et al. Pre-treatment with corticosteroids to prevent adverse reactions to
non-ionic contrast media. Am J Roentgenol 1994; 162: 523-6.
8. Website: http://www.esur.org/ , ngày truy cập 17/09/2012.