Tổng kết công tác báo cáo ADR năm 2011
Tổng kết công tác báo cáo ADR năm 2011
Trần Ngân Hà 

Tóm tắt

Từ tháng 1/2010, theo phân công của Bộ Y tế, Trung tâm DI&ADR Quốc gia là đầu mối tiếp nhận báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) từ tất cả các cơ sở khám bệnh và chữa bệnh, từ cán bộ y tế và các đơn vị sản xuất kinh doanh dược phẩm trên phạm vi toàn quốc. Từ tháng 8/2011, Trung tâm DI&ADR Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tại Bệnh viện Chợ Rẫy và bước đầu thu nhận báo cáo từ các cơ sở điều trị, các đơn vị sản xuất kinh doanh dược phẩm của các tỉnh, thành phố từ Ðà Nẵng trở vào. Bài viết này tổng kết công tác báo cáo ADR trên toàn quốc năm 2011.
Từ khóa:  

Nội dung bài

I. BÁO CÁO ADR TỪ CÁC CƠ SỞ ÐIỀU TRỊ

1. Số lượng báo cáo đã thu nhận

Năm 2011, số lượng báo cáo tiếp nhận được đã tăng trở lại với tổng số báo cáo là 2407 báo cáo (hình 1). Trong đó, số lượng báo cáo ADR nhận được phân bố không đều giữa các tháng, ít nhất vào tháng 2 (45 báo cáo) và nhiều nhất vào tháng 11 (535 báo cáo) (hình 2).

 

2. Tình hình gửi báo cáo ADR từ các đơn vị

Năm 2011, có 62/64 tỉnh thành gửi báo cáo ADR. Hai tỉnh còn lại chưa nhận được báo cáo ADR là Tây Ninh và Kiên Giang. Mười một cơ sở khám chữa bệnh gửi nhiều báo cáo nhất trong tổng số 303 đơn vị đã gửi báo cáo được liệt kê trong bảng 1.

STT

Bệnh viện

Tỉnh/ Thành phố

Số báo cáo

1

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

TP. Hồ Chí Minh

152

2

Bệnh viện Ða khoa Tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh

110

3

Bệnh viện Ðà Nẵng

Ðà Nẵng

103

4

Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh

65

5

Bệnh viện Ða khoa Huyện An Phú

An Giang

63

6

Bệnh viện Nhân Dân Gia Ðịnh

TP. Hồ Chí Minh

47

7

Bệnh viện Nhi Ðồng I

TP. Hồ Chí Minh

45

8

Bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới Trung ương

Hà Nội

34

9

Bệnh viện Phổi Trung ương

Hà Nội

33

10

Bệnh viện Lao Và Bệnh Phổi Bắc Giang

Bắc Giang

32

11

Bệnh viện Nhi Ðồng II

TP. Hồ Chí Minh

32

 

3. Các thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất

Các thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo ADR thuộc 3 nhóm chính: kháng sinh (cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim, cefuroxim, amoxicillin, ciprofloxacin); thuốc điều trị lao (streptomycin, rifampicin); và thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm (paracetamol, diclofenac). Trong đó,
cefotaxim nghi ngờ gây ra ADR nhiều nhất với tổng số 312 báo cáo nhận được trong năm 2011 (bảng 2).

STT

Tên thuốc

Số báo cáo

Tỷ lệ (%)

1

Cefotaxim

312

13,3

2

Streptomycin

212

9,0

3

Ceftriaxon

132

5.6

4

Ceftazidim

103

4.4

5

Paracetamol

74

3.2

6

Cefuroxim

70

3.0

7

Rifampicin

64

2.7

8

Ciprofloxacin

58

2.5

9

Diclofenac

54

2.3

10

Amoxicilin

51

2.2

 

II. BÁO CÁO ADR TỪ CÁC ÐƠN VỊ SẢN XUẤT, KINH DOANH DƯỢC PHẨM

Theo quy định của thông tư số 13/2009/TT – BYT về việc “Hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc” do Bộ Y tế ban hành, trong quá trình lưu hành thuốc, các đơn vị sản xuất kinh doanh dược phẩm, đơn vị đăng ký thuốc có trách nhiệm theo dõi và báo cáo kịp thời về Cục Quản lý dược và Trung tâm DI&ADR Quốc gia các thông tin mới được phát hiện của thuốc, các phản ứng có hại của thuốc và các biểu hiện suy giảm chất lượng của thuốc. Trong năm 2011, Trung tâm DI&ADR Quốc gia đã nhận được 98 báo cáo ADR nghiêm trọng theo mẫu chuẩn quốc tế CIOMS và 20 báo cáo tổng hợp các phản ứng có hại trong năm 2011 (PSUR) từ các đơn vị sản xuất và kinh doanh dược phẩm.

Danh sách các đơn vị sản xuất và kinh doanh dược phẩm gửi báo cáo ADR (theo mẫu CIOMS, PSUR) cho Trung tâm DI&ADR Quốc gia trong năm 2011:

1. CTCP Traphaco; 2. VPÐD Novartis Pharma Services AG; 3. Công ty Actelion Pharmaceutical Ltd; 4. Công ty Daiichi Sankyo Co., Ltd; 5. VPÐD Janssen - Cilag Việt Nam; 6. VPÐD Aguettant Asia Pacific Việt Nam; 7. VPÐD Abott Laboratories S.A;
8. VPÐD Merk Sharp & Dohme (Asia) Ltd Việt Nam; 9. Công ty TNHH Bayer Việt Nam; 10. VPÐD Boehringer Ingelheim Int. GmbH Việt Nam;
11. Công ty TNHH Otsuka OPV (VPGD tại Hà Nội); 12. VPÐD Gedeon Richter Plc tại Việt Nam;
13. Công ty Servier Việt Nam; 14. Công ty Diethelm Co.,ltd Việt Nam; 15. VPÐD Fresenius Kabi Pacific Ltd. Việt Nam; 16. VPÐD Hoffmann-La Roche Ltd. Việt Nam; 17. Công ty Merck KGaA Việt Nam;
18. VPÐD Glaxo Smith Kline Việt Nam; 19. Công ty TNHH Ranbaxy Việt Nam; 20. VPÐD Abott
Laboratories S.A; 21. VPÐD Pfizer (Thailand) Ltd.; 22. CTCP Y Dược VP Pharma; 23. CTCP Interdist;
24. Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam.

 

III. KẾT LUẬN

Như vậy, công tác báo cáo ADR năm 2011 đã có những chuyển biến tích cực hơn, số lượng báo cáo ADR tự nguyện từ các cơ sở khám/chữa bệnh cũng như các đơn vị sản xuất kinh doanh dược phẩm đã tăng trở lại. Tuy nhiên, so với thực tế thì số lượng báo cáo ADR vẫn còn rất thấp, đi kèm đó là chất lượng thông tin của báo cáo chưa cao. Do vậy việc tuyên truyền tập huấn nâng cao nhận thức và cung cấp kỹ năng phát hiện, theo dõi và báo cáo ADR cho cán bộ y tế cần được duy trì và tăng cường. Trung tâm DI&ADR Quốc gia chân thành cảm ơn sự hợp tác của các đơn vị trong năm vừa qua và hy vọng trong thời gian sắp tới tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ từ các đơn vị trong Công tác cảnh giác dược và đảm bảo an toàn thuốc tại Việt Nam.

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
Tổng kết công tác báo cáo ADR năm 2011
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: