Bước đầu triển khai hoạt động giám sát chủ động phản ứng có hại của thuốc kháng virus HIV tại một số cơ sở trọng điểm điều trị HIV/AIDS
Bước đầu triển khai hoạt động giám sát chủ động phản ứng có hại của thuốc kháng virus HIV tại một số cơ sở trọng điểm điều trị HIV/AIDS
Trần Ngân Hà 
Từ khóa:  

Nội dung bài

Tại nước ta, số người nhiễm HIV ngày có xu hướng tăng lên (tính đến hết ngày 30/9/2010 là 180.312 người) cùng với xu hướng này, nhu cầu chăm sóc và điều trị của người nhiễm HIV cũng tăng lên. Từ năm 2005, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, số bệnh nhân được tiếp cận với điều trị thuốc kháng virus HIV (thuốc ARV) miễn phí đã tăng lên một cách nhanh chóng. Thuốc ARV giúp cứu sống và cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân HIV/AIDS, tuy nhiên trong quá trình sử dụng, các vấn đề liên quan đến an toàn bao gồm cả các phản ứng có hại nghiêm trọng của thuốc cũng có thể xảy ra. Các phản ứng có hại này là một trong các nguyên nhân làm giảm tuân thủ điều trị ART của bệnh nhân dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, việc giám sát và quản lý các phản ứng có hại của thuốc ARV cần được triển khai và lồng ghép trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS. Trong bối cảnh đó, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Trung tâm DI&ADR Quốc gia) đã phối hợp cùng Cục phòng chống
HIV/AIDS và Tổ chức Khoa học Quản lý về Sức khỏe Hoa Kỳ (MSH/SPS) đang triển khai thí điểm “Hoạt động giám sát tích cực về an toàn của thuốc ARV ở Việt Nam” tại 5 cơ sở trọng điểm bao gồm:

1.  Bệnh viện Ða Khoa Ðống Ða - Hà Nội

2.  Bệnh viện 09 – Hà Nội

3.  Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh
Hải Dương

4.  Bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới – thành phố
Hồ Chí Minh

5.  Trung tâm y tế dự phòng Quận Bình Thạnh – thành phố Hồ Chí Minh

 Với mục tiêu:

 1. Xây dựng và triển khai thí điểm hoạt động quản lý chủ động tác dụng phụ của thuốc kháng vi rút HIV (ARV) tại một số cơ sở điều trị bằng thuốc ARV.

 2. Xác định tần suất và các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện tác dụng phụ của thuốc ARV trên bệnh nhân người lớn tại một số cơ sở điều trị bằng thuốc ARV.

 3. Mô tả tình hình bệnh nhân điều trị thuốc ARV trong thời gian theo dõi, xác định tỉ lệ bệnh nhân tiếp tục duy trì điều trị, xác định tỉ lệ bệnh nhân tiếp tục duy trì điều trị bằng phác đồ ban đầu, tỷ lệ bệnh nhân và lý do thay đổi phác đồ điều trị sau 06, 12, 18 tháng.

 Bắt đầu được triển khai từ tháng 10/2011, sau 6 tháng hoạt động, cho đến nay chương trình đã tuyển chọn được tổng số 665 bệnh nhân (bao gồm 375 bệnh nhân mới bắt đầu sử dụng thuốc ARV và 290 bệnh nhân cũ (bệnh nhân được chuyển đổi phác đồ từ d4T sang AZT hoặc TDF và từ AZT sang TDF) và thu nhận được những thông tin lâm sàng - cận lâm sàng để phát hiện các phản ứng có hại (ADR) của thuốc ARV.

TT

Tên cơ sở trọng điểm

Số bệnh

nhân mới

Số bệnh

nhân cũ

Tổng số

bệnh nhân

1

Bệnh viện Ða khoa Ðống Ða

81

30

111

2

Bệnh viện 09

51

50

101

3

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Tỉnh Hải Dương

46

67

113

4

Trung tâm y tế dự phòng Quận Bình Thạnh

100

119

210

5

Bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới

97

24

121


Tổng

375

290

665

Từ ngày 27/02/2012 đến 02/03/2012, với sự hỗ trợ của Tổ chức MSH, Trung tâm DI&ADR Quốc gia cùng với Cục phòng chống HIV/AIDS đã thực hiện chuyến hỗ trợ kỹ thuật tại 5 cơ sở tham gia hoạt động thí điểm. Mục tiêu của chuyến công tác này là hỗ trợ tại chỗ và làm việc trực tiếp với các cán bộ tham gia vào việc thu thập dữ liệu để giải quyết một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai. Những thông tin thu được từ chuyến công tác này rất hữu ích cho Trung tâm DI&ADR Quốc gia và Cục phòng, chống HIV/AIDS trong việc phát hiện những vấn đề phát sinh tại các cơ sở và đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực của từng cơ sở nhằm đảm bảo triển khai phù hợp và thành công các hoạt động có liên quan. Chuyến hỗ trợ kỹ thuật này cũng giúp Tổ chức MSH phát hiện những lỗi phát sinh của các phần mềm nhập liệu và phân tích số liệu để có biện pháp sửa chữa kịp thời. Sau thời gian tuyển chọn bệnh nhân, các bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi trong vòng 12 tháng để ghi nhận thông tin lâm sàng và phát hiện các phản ứng có hại của thuốc ARV.

Trung tâm DI&ADR Quốc gia chân thành cảm ơn sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của 5 cơ sở trọng điểm trong suốt thời gian qua. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác từ các quý đơn vị trong thời gian sắp tới để hoạt động được triển khai thành công và đem lại hiệu quả cao nhất.

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
Bước đầu triển khai hoạt động giám sát chủ động phản ứng có hại của thuốc kháng virus HIV tại một số cơ sở trọng điểm điều trị HIV/AIDS
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: