Nội dung bài
Tổng quan trong tập dữ liệu của Cochrane (2008) đã cho thấy những bệnh nhân hen mạn tính điều trị với salmeterol có nguy cơ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng cao hơn là khi dùng placebo.
Tổng quan này đã tập hợp kết quả của 34 công trình nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên, với tổng cộng có trên 62.000 bệnh nhân hen mạn tính. Những công trình này đều so sánh tác dụng của salmeterol với placebo hoặc với các chất chủ vận beta 2 tác dụng ngắn hạn.
Kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân là cao hơn ở những bệnh nhân dùng đều đặn salmeterol ít nhất trong 12 tuần lễ nếu so với placebo, nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Nhưng tỷ lệ các tác dụng phụ nghiêm trọng chưa dẫn đến tử vong ở những bệnh nhân dùng salmeterol là có hơn một cách có ý nghĩa thống kê khi so với placebo (nguy cơ tương đối: 1,14 – Khoảng tin cậy 95% là 1,01 đến 1,28). Các nhà nghiên cứu không thấy có sự khác nhau về nguy cơ có tác dụng phụ nghiêm trọng gây tử vong hoặc không gây tử vong giữa các bệnh nhân dùng salmeterol với bệnh nhân dùng salbutamol.
Tuy nhiên, những kết quả phân tích của hai công trình nghiên cứu khác, theo dõi trên thực tế điều trị, thì nguy cơ tử vong do hen tăng ở những bệnh nhân không dùng corticosteroid theo đường hít. Các tác giả của công trình phân tích cũng nói thêm là do khoảng tin cậy còn quá rộng, nên không thể kết luận được là các corticosteroid dùng theo đường hít đã loại trừ được nguy cơ do việc dùng thường xuyên salmeterol gây ra.
Một tổng quan khác của Cochrane về việc dùng các hỗn hợp thuốc để hít, đã so sánh hiệu quả của hai hỗn hợp: fluticasone kết hợp salmeterol và budesonid kết hợp formoterol để điều trị hen. Sự khác nhau về nhu cầu dùng steroid theo đường uống ở hai nhóm không có ý nghĩa thống kê, nhưng chưa thể kết luận đượcsự khác biệt trong hiệu quả làm giảm những cơn bệnh nặng của hai liệu pháp kết hợp thuốc nói trên.
Tài liệu tham khảo
The Pharmaceutical Journal. Tập 281. Ngày 19/7/2008. Trang 62