THÔNG BÁO VỀ PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR)
THÔNG BÁO VỀ PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR)
(Adverse Drug Reactions)
 Hoàng Tích Huyền
Từ khóa:  

Nội dung bài

1. THUỐC UỐNG NGỪA THAI: KHÔNG GÂY NGUY CƠ RÕ RỆT VỀ CHẾT THAI (ĐAN-MẠCH)

Sử dụng thuốc uống ngừa thai trước hoặc trong khi mang thai không tỏ ra gây tăng nguy cơ chết thai rõ rệt so với ở người không dùng thuốc.

Đan Mạch đã làm nghiên cứu dịch tễ học về sử dụng thuốc ngừa thai (progesteron riêng rẽ, hoặc estrogen/progesteron) xem trong khi có thai có làm tăng nguy cơ chết thai. Đã phân tích 91.952 phụ nữ, trong số này có 1102 người đã uống thuốc ngừa thai trong thai kỳ; 157 người dùng progesteron và 945 người dùng progesteron/estrogen. Có 20.448 phụ nữ uống thuốc ngừa thai vào một lúc nào đó trong 4 tháng trước khi thụ thai.

So sánh với phụ nữ không dùng thuốc ngừa thai, hay dù dùng progesteron riêng rẽ hoặc phối hợp với estrogen cũng không làm tăng nguy cơ chết thai. So với người không dùng thuốc, thì người dùng estrogen + progesteron trong thai kỳ cũng không có tăng nguy cơ chết thai (tỷ số rủi ro [HR] 1,01, độ tin cậy 95% là 0,71 – 1,45). Nguy cơ chết thai có hơi tăng khi dùng riêng rẽ progesteron (tỷ số rủi ro 1,37; 0,65 – 2,65) nhưng không có ý nghĩa.

Reactions Weekly; Số 1217; 30/8/2008; trang 3

 

2. TÁC DỤNG CHỐNG VẢY NẾN CỦA METROTREXAT (MTX) BỊ GIẢM KHI PHỐI HỢP VỚI ACID FOLIC (CZECH)

Tác dụng chống vảy nến của MTX bị giảm khi phối hợp với acid folic (FA) trong pha thuyên giảm – cảm ứng.

Tiến hành nghiên cứu trong 32 tuần lễ, mở, bắt chéo trên 20 bệnh nhân có bệnh vảy nến với mức độ từ trung bình tới nghiêm trọng. Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để tham gia vào 2 nhóm:

-     Ở nhóm A, bệnh nhân dùng MTX và FA 20mg/tuần trong 16 tuần đầu, sau đó dùng MTX đơn độc trong 16 tuần tiếp theo.

-     Ở nhóm B, liệu trình sẽ ngược lại (dùng MTX đơn độc trước, trong 16 tuần; sau đó trong 16 tuần tiếp theo dùng phối hợp MTX và FA).

Dùng chỉ số thay đổi độ nghiêm trọng và hoạt tính vảy nến (PASI) để đánh giá.

Kết quả: tới tuần thứ 16, sự giảm trung bình của PASI ở nhóm dùng MTX đơn độc cao hơn gấp 2,2 lần so với ở nhóm dùng MTX + FA (P < 0,001). Ở cả 2 nhóm, thấy bậc thang PASI trung bình là ngang nhau ở tuần 32.

-     Ở nhóm A, sự cải thiện % là 45 ± 10% ở tuần 16.

-     Ở nhóm B, sự cải thiện % là 83 ± 6% ở tuần 16.

Như vậy, rõ ràng khi kết hợp với acid folic, thì hiệu lực chống vảy nến của metrotrexat sẽ giảm đáng kể.

Eu. J. Clin. Pharmacol; 64: 347 – 355; Số 4; 4/2008

 

3. PROGESTERON GÂY VIÊM GAN CẤP TÍNH (TÂY BAN NHA)

Phụ nữ 22 tuổi khởi đầu uống progesteron tự nhiên mỗi ngày 200mg để điều hoà kinh nguyệt. Hai tuần sau, gặp viêm gan cấp kèm vàng da. Xét nghiệm cho thấy tăng transaminase – huyết thanh rõ rệt (AST 1403 đơn vị/lít, ALT 1584 đơn vị/lít) cùng tăng cao hàm lượng bilirubin toàn phần (231 micromol/lít). Đã loại trừ nguyên nhân bệnh gan khác với khi dùng progesteron. Sinh thiết gan cho thấy có hoại tử tế bào gan ồ ạt và thâm nhiễm viêm kèm rất nhiều bạch cầu ưa eosin. Sau 6 tháng, hết triệu chứng và các giá trị enzym gan và bilirubin trở về bình thường.

Liver Transpl; 13: 1067; Số 7; 01/7/2007

 

4. TƯƠNG TÁC CARBAMAZEPIN/CLARITHROMYCIN (PHÁP)

Có 3 bệnh nhân dùng carbamazepin bị các triệu chứng ngộ độc carbamazepin sau khi bắt đầu dùng clarithromycin.

Bệnh nhân 1: - Bé gái 3 tuổi dùng kéo dài carbamazepin 100mg, ngày 2 lần để điều trị động kinh cục bộ do loạn sản vỏ não ở xương chẩm bên trái. Có lần bị viêm xoang cấp và bắt đầu dùng clarithromycin 150mg, ngày 2 lần. Ba ngày sau đó, bé gái phải nhập viện và mất điều hoà vận động. Khẳng định ngộ độc do carbamazepin, nồng độ carbamazepin trong huyết tương là 14,9mg/lít. Giảm liều carbamazepin xuống 80mg, ngày 2 lần, thấy hết các triệu chứng ngộ độc. Sau đó 5 ngày, ngừng dùng clarithromycin và lại bắt đầu dùng carbamazepin với liều ban đầu.

Bệnh nhân 2: - Nam giới 66 tuổi dùng carbamazepin 400mg, hai lần mỗi ngày do bị động kinh trán có căn nguyên ẩn, cùng dùng với phenobarbital. Có lần bị viêm xoang hàm và bắt đầu dùng clarithromycin 500mg, ngày 2 lần. Sau đó 1 tuần, bệnh nhân gặp mất thăng bằng động tác, nhìn đôi và nói khó. Nồng độ carbamazepin trong huyết tương là 14 mg/lít, khẳng định là ngộ độc carbamazepin. Nồng độ phenobarbital là 12,8mg/lít. Thay clarithromycin bằng amoxicillin/acid clavulanic; sau đó vài ngày, các triệu chứng qua khỏi.

Bệnh nhân 3: - Nam giới 23 tuổi dùng carbamazepin 600mg, mỗi ngày 2 lần, dùng cùng acid valproic và clobazam do bị động kinh trán bên trái. Có lần bị nhiễm khuẩn phế quản, bắt đầu dùng clarithromycin 500mg, ngày 2 lần. Sau đó 48 giờ, gặp triệu chứng nhìn đôi, mất điều hoà vận động và đi đứng không vững. Ngừng dùng clarithromycin và các triệu chứng qua khỏi sau đó.

Clarithromycin ức chế cytochrôm P450 (CYP3A4), là isoenzym xúc tác cho giáng hoá carbamazepin.

Revue Neurologique; 163: 1096 – 1099; Số 11; 11/2007

 

5. ROSIGLITAZONE LÀM TĂNG MẤT XƯƠNG Ở NAM GIỚI (HOA KỲ)

Sử dụng rosiglitazone ở nam giới bị tiểu đường týp 2 có thể gây mất xương, coi như yếu tố nguy cơ gãy xương.

Điều tra 160 nam giới bị tiểu đường týp 2, trong số đó có 32 người dùng rosiglitazone 4mg, ngày 2 lần; còn 128 người không dùng thiazolidindione. Đo lường mật độ khoáng xương bằng bậc thang DEXA.

Với khoảng cách trung bình là 16 tháng từ mức cơ bản, các bệnh nhân dùng rosiglitazone đã có giảm mật độ khoáng xương rõ rệt so với người không dùng thuốc này, đo ở các vùng hông và cổ.

Cần thận trọng cân nhắc sự có mặt của thiazolidindione khi có cảm giác gãy xương ở mọi bệnh nhân và nên làm test đo mật độ xương ngay để chẩn đoán và khẳng định tác dụng có hại của nhóm thuốc này.

Diabetes care; 30: 1670 – 1671; Số 6; 6/2007

 

6. SO SÁNH NGUY CƠ TIM MẠCH GIỮA ROSIGLITAZONE VỚI METFORMIN, SULFONYLUREA (HOA KỲ)

Nguy cơ các hiện tượng tim mạch do dùng rosiglitazone nằm giữa khoảng nguy cơ của sulfonylurea và metformin với bệnh nhân tiểu đường týp 2.

Theo các dữ liệu tập hợp từ 7/2000 tới 12/2004 với bệnh nhân tiểu đường týp 2 hoặc dùng rosiglitazone riêng rẽ (n=8977), metformin (n=8977) riêng rẽ, hoặc sulfonylurea riêng (n=8977), phối hợp rosiglitazone + sulfonylurea (n=1362), rosiglitazone + metformin (n=1362), metformin+ sulfonylurea (n=1362), hoặc insulin + rosiglitazone (n=1173), hoặc các thuốc khác chống tiểu đường (n=1173). Người dùng rosiglitazone đơn trị liệu có nguy cơ tương đương như ở người dùng metformin đơn trị liệu, nếu tính đến nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp hoặc tưới máu lại mạch vành (Nguy cơ tương đối 1,07; độ tin cậy 95% là 0,85 – 1,34). Hơn nữa, nguy cơ với rosiglitazone đơn trị liệu còn thấp hơn (không rõ rệt) so với nguy cơ ở sulfonylurea đơn trị liệu (0,82; 0,67 – 1,02).

Điều trị với 2 loại thuốc cũng cho các kết quả tương tự như ở phân tích với đơn trị liệu. Hơn nữa, không có khác biệt có ý nghĩa về nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp hoặc tưới máu lại động mạch vành còn được chứng minh giữa những bệnh nhân dùng rosiglitazone + insulin so với insulin + các thuốc chống tiểu đường khác (Nguy cơ tương đối 0,88; 0,59 – 1,32).

Pharmacoepidemiol. Drug Safety; 16: 711 – 725; Số 7; 7/2007

 

7. QUÁ LIỀU AMLODIPINE (HOA KỲ)

Sau khi dùng liều cao 1000mg, bệnh nhân phải đi nằm viện cấp cứu. Sau khi dùng thuốc 5 và 7 giờ, huyết áp giảm mạnh. Sau khi điều trị không đặc hiệu, huyết áp tăng dần và bình thường hoá sau khi dùng thuốc 28 giờ.

Nhiệt độ của bệnh nhân trở lại bình thường sau 7 giờ, nhưng giảm nhẹ sau 7 và 26 giờ.

Giữa giờ thứ 26 – 31, nhiệt độ được ổn định và sau đó bắt đầu tăng lên mức bình thường.

Reactions Weekly; Số 1161; 21/7/2007; Trang 7

 

8. ETHAMBUTOL GÂY BỆNH TÂM THẦN (AUSTRALIA)

Bệnh nhân nam 40 tuổi bị bắt đầu bệnh tâm thần cấp tính sau khi dùng ethambutol điều trị nhiễm Mycobacterium avium.

Bệnh nhân cũng bị nhiễm HIV tiến triển, bắt đầu dùng mỗi ngày 1,2 gam ethambutol cùng với clarithromycin, rifabutin, co-trimoxazole, fluconazole và thuốc chống virus. Sau 2 tuần, bệnh nhân gặp buồn ngủ ban ngày, mất ngủ nghiêm trọng, đãng trí, tiêu pha vô kế hoạch, hay quên, tính khí ám ảnh từng cơn. Có ảo tưởng là mình vĩ đại. Rất bị kích động, vẻ mặt và cử chỉ khác thường. Khám nghiệm cho thấy chính ethambutol đã gây cho bệnh nhân mất phương hướng, lũ lẫn về tâm tính và ảo giác (cảm giác mình là vĩ đại).

Ngừng dùng ethambutol. Sau đó 1 tuần, đã ngừng bị ảo giác, lú lẫn và hết tác phong khác thường. Sự cải thiện tình trạng ngay sau khi ngừng ethambutol chứng tỏ chính các tác dụng không mong muốn là do dùng ethambutol.

Reactions Weekly; Số 1161; 21/7/2007; Trang 12


9. EZETIMIBE/SIMVASTATIN GÂY ĐỨT GÂN (HOA KỲ)

Bệnh nhân  46 tuổi bị rối loạn lipid-máu, trước đó dùng atorvastatin và pravastatin, bắt đầu thay bằng dùng ezetimibe/simvastatin (Vytorin) với liều 10mg/20mg mỗi ngày. Sau 4 tháng điều trị, bị đứt gân cơ hai đầu (biceps) bên trái tự phát khi bệnh nhân nhấc một hộp nặng khỏi xe ôtô. Trước đó, bệnh nhân không cảm thấy có các triệu chứng bệnh gân.

Qua phẫu thuật để phục hồi sự đứt gân. Sau đó 2 tháng, lại tiếp tục dùng ezetimibe 10mg và simvastatin 10mg. Bệnh nhân ngay lập tức bị đau ở cánh tay bên kia, phía dưới gân cơ hai đầu. Ngừng dùng cả 2 thuốc và sau đó 2 tuần thì các triệu chứng qua khỏi.

Am.J. Cardiology; 100: 152 – 153; Số 1; 7/2007

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
THÔNG BÁO VỀ PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR)
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: