TĂNG THÂN NHIỆT CẤP TÍNH DO THUỐC
TĂNG THÂN NHIỆT CẤP TÍNH DO THUỐC
 Tăng Quốc An, Nguyễn Hà Nhi

Tóm tắt

Tóm tắt Thuốc có thể gây rối loạn điều hoà trục dưới đồi-tuyến yên-thượng thận và dẫn đến tăng thân nhiệt trung tâm. Tình trạng tăng thân nhiệt này không đáp ứng với thuốc hạ sốt và có thể đi kèm các biến chứng như tiêu cơ vân, suy đa tạng và đông máu rải rác trong lòng mạch. Cần loại trừ các nguyên nhân thường gây sốt như nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường gặp khi sốt do thuốc bao gồm hội chứng an thần kinh ác tính, tác dụng kháng cholinergic, cường giao cảm và hội chứng serotonin. Việc phân biệt giữa hội chứng an thần kinh ác tính và hội chứng serotonin phụ thuộc vào nhóm thuốc gây phản ứng và mối tương quan giữa phản ứng và thời gian bắt đầu hoặc ngừng sử dụng thuốc. Bệnh nhân gặp các phản ứng này cần được nhập viện điều trị nội trú ngay lập tức. Biện pháp xử trí quan trọng nhất là ngừng thuốc và điều trị hỗ trợ tại khoa Hồi sức tích cực.
Từ khóa:  

Nội dung bài

Các thuốc thường liên quan đến tăng thân nhiệt

Thuốc tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh noradrenalin (norepinephrin), dopamin và serotonin có thể ảnh hưởng đến chức năng điều hòa thân nhiệt của trục dưới đồi-tuyến yên-thượng thận. Trong phản ứng tăng thân nhiệt do thuốc, nhiệt độ trung tâm luôn cao trên 38,3°C. Tăng thân nhiệt quá mức có thể dẫn đến các biến chứng đe doạ tính mạng như tiêu cơ vân và tăng kali máu thứ cấp, nhiễm toan chuyển hóa, suy đa tạng, và đông máu rải rác trong lòng mạch.

Các thuốc thường gặp ảnh hưởng đến điều hoà thân nhiệt bao gồm thuốc chống loạn thần, thuốc tác động lên hệ serotonergic (đặc biệt khi sử dụng phối hợp), thuốc cường giao cảm, thuốc gây mê và thuốc có tác dụng kháng cholinergic (Bảng 1).


 Các nguyên nhân gây tăng thân nhiệt không do thuốc

Có nhiều nguyên nhân khiến thân nhiệt tăng cao phức tạp nhưng không phải do sử dụng thuốc (Bảng 2). Cần cân nhắc và loại trừ các nguyên nhân không do thuốc. Việc chẩn đoán nên dựa trên tiền sử và bối cảnh lâm sàng. Nhiễm độc tuyến giáp và u tủy thượng thận nên được cân nhắc trong khi chẩn đoán phân biệt tăng thân nhiệt. Tuy nhiên, các tình trạng này ít khi đi kèm với co cứng cơ.


Đặc điểm lâm sàng của các tình trạng tăng thân nhiệt và tăng chuyển hóa do thuốc

Chẩn đoán phân biệt các tình trạng liên quan đến tăng thân nhiệt do thuốc có thể khó khăn, tuy nhiên có thể tìm hiểu diễn biến của các triệu chứng lâm sàng (Bảng 3). Nhân viên y tế cũng cần khai thác tiền sử sử dụng thuốc để tìm hiểu nguyên nhân.


Bảng 1: Một số thuốc thường liên quan đến tăng thân nhiệt và co cứng cơ

Hội chứng
gây ra do thuốc

Thuốc liên quan

Hội chứng an thần kinh    ác tính

Thuốc chống loạn thần (haloperidol, olanzapin),
một số thuốc chống nôn (metoclopramid),
hội chứng cai thuốc điều trị Parkinson

Hội chứng serotonin

Thuốc ức chế thu hồi serotonin, thuốc ức chế monoamine oxidase (dextromethorphan, tramadol, tapentadol, linezolid,
St. John’s wort). Độc tính thường xảy ra khi
sử dụng phối hợp thuốc.

Hội chứng kháng cholinergic

Thuốc chống co thắt cơ, thuốc kháng cholinergic,
alkaloid thực vật (như belladonna Brugmansia) và nấm (Amanita)

Hội chứng cường giao cảm

Các phenthylamin như amphetamin, methaphetamin (MDMA), cocain, thuốc ức chế monoamine oxidase

Tăng thân nhiệt ác tính

Thuốc gây mê đường hô hấp và thuốc giãn cơ khử cực (suxamethonium)

Gián đoạn phản ứng phosphoryl hóa oxy hóa

Dẫn chất salicylat (quá liều), dinitrophenol


Bảng 2: Nguyên nhân tăng thân nhiệt và co cứng cơ không do thuốc

Nguyên nhân                 không do thuốc

Đặc điểm lâm sàng

Hội chứng tăng trương lực nghiêm trọng

Co cứng cơ nghiêm trọng đi kèm với loạn thần,
rối loạn cảm xúc nghiêm trọng, lơ mơ

Sốc nhiệt

Mất nước nghiêm trọng, vận động hoặc stress
trong môi trường nóng ẩm, đặc biệt ở bệnh nhân
sử dụng thuốc lợi tiểu

Nhiễm khuẩn
thần kinh trung ương

Mệt mỏi, suy giảm nhận thức, kích thích màng não

Uốn ván

Dấu hiệu trismus, co cứng cơ từ cổ trở xuống,
vã mồ hôi, tăng co cứng khi có kích thích

Nhiễm độc tuyến giáp

Nhịp tim nhanh, run, tăng huyết áp

U tủy thượng thận

Nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, run, vã mồ hôi, kích thích

 


Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng của hội chứng an thần kinh ác tính, hội chứng serotonin, hội chứng kháng cholinergic và hội chứng kích thích giao cảm

 

Hội chứng

an thần kinh      ác tính

Hội chứng

serotonin*

Hội chứng kháng

cholinergic

Hội chứng kích thích giao cảm

Khởi phát

Chậm

(1-3 ngày)

Nhanh

(vài phút-giờ)

Nhanh

Nhanh

Hệ thần kinh thực vật: †

Không ổn định

♦♦♦

Tăng huyết áp

Biến thiên

(HA tâm thu >30 mmHg so với ban đầu)

♦♦

♦♦

Nhịp tim nhanh

Biến thiên

(>30 lần/phút so với ban đầu)

♦♦♦

♦♦

♦♦♦

Đổ mồ hôi

♦♦♦

♦♦

♦♦

Tăng thân nhiệt

♦♦♦

♦♦

♦♦♦ ‡

♦♦

Tình trạng tâm thần

Mê sảng

♦♦♦

♦ (giai đoạn muộn)

♦♦♦

Kích động

Đứng ngồi không yên

♦♦♦

♦♦♦

♦♦♦

Hôn mê

♦♦

Hệ vận động

Vận động chậm

♦♦

Run rẩy

♦♦♦

♦♦♦

Co cứng

♦♦

Tăng trương lực

♦♦

Tăng phản xạ

♦♦♦

♦♦♦

Clonus (cổ chân/mắt)

♦♦♦
(chi dưới nhiều hơn chi trên)

Giật cơ

Co giật

♦ (hiếm gặp)

♦♦

Khác

Khác

Khác

Khác

Khác

Tiêu cơ vân

♦♦♦

♦♦

♦♦

Giãn đồng tử

♦♦♦

♦♦

♦♦

Chú thích bảng 3:

– Không ảnh hưởng

♦     nhẹ                                       

♦♦   trung bình                 

♦♦♦ nghiêm trọng                        

HA huyết áp

* Cơ chế do dư thừa serotonin

† Các đặc điểm này không điển hình và không có giá trị phân biệt giữa các hội chứng

‡ Cơ chế là không đổ mồ hôi được và dopamin trung ương không kiểm soát dẫn đến

rối loạn

 

Xử trí

Trong tất cả các trường hợp tăng thân nhiệt do thuốc kèm theo co cứng cơ, biện pháp xử trí cơ bản là ngay lập tức ngừng thuốc nghi ngờ gây phản ứng và điều trị triệu chứng tại bệnh viện. Các biện pháp cụ thể bao gồm tích cực làm mát bệnh nhân trong phòng hồi sức, điều chỉnh rối loạn điện giải, truyền dịch tĩnh mạch, dự phòng huyết khối và theo dõi hô hấp. Triệu chứng co cứng cơ và kích thích thường đáp ứng với dẫn chất benzodiazepin. Thuốc hạ sốt không có hiệu quả điều trị tăng thân nhiệt do thuốc do cơ chế kiểm soát thân nhiệt qua trung ương không hoạt động bình thường.

Đối với hội chứng an thần kinh ác tính, chỉ điều trị bằng thuốc trong trường hợp phức tạp, co cứng cơ tương đối mạnh kèm theo tăng thân nhiệt. Dựa trên các bằng chứng từ báo cáo ca, thuốc chủ vận dopamin (bromocriptin) có thể đem lại hiệu quả. Cần theo dõi bệnh nhân để phát hiện tác dụng không mong muốn của thuốc trên, bao gồm viêm gan và ức chế hô hấp. Cần thận trọng khi tái sử dụng một thuốc chống loạn thần khác sau 2 tuần khi đã hết triệu chứng. Tuy nhiên, phản ứng tái xuất hiện trong khoảng một phần ba số trường hợp.

Hội chứng serotonin thường được xử trí bằng điều trị hỗ trợ, do các triệu chứng thường giảm dần khi thuốc được thải trừ. Các triệu chứng thường hết trong vòng 24-72 giờ sau ngừng thuốc. Trong trường hợp nghiêm trọng, xử trí bằng thuốc an thần benzodiazepin, gây tê liệt và đặt nội khí quản để giảm hoạt động cơ và làm mát cơ thể. Các biện pháp này cần được thực hiện trước khi tình trạng bệnh nhân diễn tiến xấu. Clorpromazin và cyproheptadin (thuốc đối kháng thụ thể serotonin 5-HT2a) được khuyến cáo trong các trường hợp độc tính trung bình đến nghiêm trọng.

Hội chứng kháng cholinergic trung bình đến nghiêm trọng cần xử trí bằng thuốc tùy vào các triệu chứng. Có thể đảo ngược độc tính bằng cách sử dụng physostigmin để tăng nồng độ acetylcholin. Việc sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Chống độc và cần chú ý tác dụng không mong muốn của thuốc là hạ nhịp tim và co giật. Có thể sử dụng droperidol trong trường hợp bệnh nhân kích động mạnh.

Kết luận

Tăng thân nhiệt do thuốc kèm co cứng cơ có thể là tình huống cấp cứu và thường cần nhập viện điều trị. Quá trình đánh giá lâm sàng và chẩn đoán phân biệt cần loại trừ các nguyên nhân khác. Để xử trí phản ứng, ngừng thuốc nghi ngờ và điều trị hỗ trợ. Các trường hợp nghiêm trọng cần điều trị bằng thuốc. Hầu hết các trường hợp sẽ cần sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa Chống độc

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
TĂNG THÂN NHIỆT CẤP TÍNH DO THUỐC
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: