Tổng kết hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc 6 tháng đầu năm 2021
Tổng kết hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc 6 tháng đầu năm 2021
Trần Ngân Hà 
Từ khóa:  

Nội dung bài

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung tâm DI & ADR Quốc gia và Trung tâm DI & ADR khu vực TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 9037 báo cáo ADR (tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó, 7638 báo cáo ADR được gửi từ các cơ sở khám, chữa bệnh và 806 báo cáo ADR xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam từ các cơ sở kinh doanh dược (bao gồm 6 báo cáo trùng với báo cáo từ cơ sở khám, chữa bệnh) và 599 báo cáo từ các thử nghiệm lâm sàng. Số lượng báo cáo ADR luỹ tiến theo tháng được thể hiện trong hình 1.


Báo cáo ADR từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tính đến hết ngày 30/6/2021, 711 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã gửi báo cáo ADR. Phần lớn báo cáo được gửi từ các đơn vị ở vùng Đông Nam Bộ (37,2%), sau đó là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (19,7%) và đồng bằng sông Hồng (19,6%). Bên cạnh đó, báo cáo được gửi chủ yếu từ các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa và bệnh viện thuộc khối công lập (hình 2). Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số lượng báo cáo cao nhất (tương ứng 31,2% và 11,7% tổng số báo cáo nhận được của cả nước). TP. Đà Nẵng là địa phương có công tác báo cáo ADR hiệu quả nhất với số báo cáo/1 triệu dân cao nhất trong cả nước (301,8 báo cáo/1 triệu dân) (hình 3). Các đơn vị có số lượng báo cáo ADR cao tập trung tại TP. Hồ Chí Minh. Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh là đơn vị có số báo cáo ADR nhiều nhất trong cả nước, chiếm 3,5% tổng số báo cáo ADR từ các đơn vị khám, chữa bệnh (bảng 1).




Đối tượng gửi báo cáo chủ yếu là dược sĩ (45,0%), bác sĩ - y sĩ (25,9%), tiếp theo là điều dưỡng và nữ hộ sinh (22,2%) (hình 4).


Báo cáo ADR từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm

Trong 6 tháng đầu năm 2021, 37 cơ sở kinh doanh dược đã gửi báo cáo ADR đơn lẻ về Trung tâm DI & ADR Quốc gia và Trung tâm DI & ADR khu vực TP. Hồ Chí Minh.

Tổng số báo cáo ADR xảy ra tại Việt Nam đã được các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm ghi nhận là 806 (trong đó có 6 báo cáo nào trùng với báo cáo từ các cơ sở khám, chữa bệnh). Các cơ sở kinh doanh dược có số lượng báo cáo ADR nhiều nhất được tổng hợp trong bảng 2.


Báo cáo ADR từ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng

Từ tháng 01/2021 đến hết tháng 06/2021, Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã nhận được 599 báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong 52 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được ghi nhận tại 40 tổ chức nhận thử tại Việt Nam.

Kết luận

Trong 6 tháng đầu năm 2021, số lượng báo cáo ADR được tiếp nhận là 9037 báo cáo. Số lượng báo cáo ghi nhận vẫn chưa đồng đều giữa các địa phương, khu vực và các tuyến bệnh viện. Do đó, công tác báo cáo ADR cần tiếp tục được thúc đẩy hơn nữa, đặc biệt tại đơn vị, địa phương chưa tham gia báo cáo ADR.

Trung tâm DI & ADR Quốc gia xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các đơn vị và cán bộ y tế đã tham gia báo cáo ADR và mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp để triển khai hiệu quả hoạt động giám sát ADR.

 

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
Tổng kết hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc 6 tháng đầu năm 2021
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: