BAN HÀNH HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ CẢNH GIÁC DƯỢC
BAN HÀNH HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ CẢNH GIÁC DƯỢC
 

Tóm tắt

Ngày 01/6/2015, Hướng dẫn Quốc gia về Cảnh giác Dược đã chính thức được ban hành theo quyết định số 2111/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hướng dẫn là tài liệu chuyên môn kỹ thuật chính thức đầu tiên về toàn bộ hoạt động Cảnh giác Dược tại Việt Nam, là cơ sở để các đơn vị trong hệ thống định hướng, triển khai cũng như phát triển hoạt động này trong thời gian tới.
Từ khóa:  

Nội dung bài

Ngày 01/6/2015, Hướng dẫn Quốc gia về Cảnh giác Dược đã chính thức được ban hành theo quyết định số 2111/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hướng dẫn là tài liệu chuyên môn kỹ thuật chính thức đầu tiên về toàn bộ hoạt động Cảnh giác Dược tại Việt Nam, là cơ sở để các đơn vị trong hệ thống định hướng, triển khai cũng như phát triển hoạt động này trong thời gian tới.

Cảnh giác Dược là một hệ thống chuyên biệt của ngành Y tế có nhiệm vụ theo dõi và đánh giá dữ liệu về tính an toàn của thuốc để ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của thuốc đối với người sử dụng, qua đó nâng cao sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, từ năm 1994, hệ thống Cảnh giác Dược đã bước đầu hình thành thông qua sự ra đời của mạng lưới thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Đến nay, hoạt động Cảnh giác Dược đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu hướng dẫn chuyên môn, song chưa có một tài liệu hướng dẫn toàn diện về lĩnh vực này. Tháng 9/2013, sau khi có kết quả khảo sát đánh giá thực trạng hệ thống Cảnh giác Dược tại Việt Nam, Bộ Y tế đã quyết định thành lập Ban soạn thảo xây dựng Hướng dẫn Quốc gia về Cảnh giác Dược với thành viên từ các Cục, Vụ chức năng và các đơn vị chuyên môn có liên quan của Bộ Y tế.

 

  Hướng dẫn được xây dựng chủ yếu dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật đã ban hành tại Việt Nam, có tham khảo các hướng dẫn liên quan đến Cảnh giác Dược của Tổ chức Y tế Thế giới và các hướng dẫn về an toàn thuốc, hướng dẫn thực hành tốt Cảnh giác Dược của một số quốc gia, khu vực trên thế giới. Sau một thời gian dài biên soạn, xin ý kiến góp ý, chỉnh sửa và hoàn thiện, ngày 01/6/2015, Hướng dẫn Quốc gia về Cảnh giác Dược đã chính thức được ban hành theo quyết định số 2111/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nội dung của Hướng dẫn bao gồm:

 

Phần Giải thích thuật ngữ (32 thuật ngữ)

Chương 1: Tổng quan về hoạt động Cảnh giác Dược tại Việt Nam

Chương 2: Hoạt động Cảnh giác Dược tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Chương 3: Hoạt động Cảnh giác Dược trong sử dụng thuốc y học cổ truyền tại các cơ sở

                  khám bệnh, chữa bệnh

Chương 4: Hoạt động Cảnh giác Dược trong chương trình tiêm chủng

Chương 5: Hoạt động Cảnh giác Dược trong các chương trình y tế Quốc gia

Chương 6: Hoạt động Cảnh giác Dược trong hệ thống cung ứng thuốc

Chương 7: Theo dõi biến cố bất lợi của thuốc trong thử nghiệm lâm sàng

Chương 8: Thông tin thuốc trong hoạt động Cảnh giác Dược

Phần phụ lục (34 phụ lục)

Hướng dẫn đã được giới thiệu thông qua hai hội thảo được tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong tháng 6/2015. Hướng dẫn là tài liệu chuyên môn kỹ thuật chính thức đầu tiên về toàn bộ hoạt động Cảnh giác Dược tại Việt Nam, là cơ sở để phát triển hoạt động này trong thời gian tới. Để Hướng dẫn sớm đi vào thực tế, mỗi đơn vị cần sớm định hướng hoạt động Cảnh giác Dược trong đơn vị mình, đồng thời chủ động xây dựng và lồng ghép các quy trình có liên quan đến những hoạt động đang và sẽ triển khai tại đơn vị.

Quý độc giả có thể tham khảo toàn bộ nội dung Hướng dẫn tại trang web: http://canhgiacduoc.org.vn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về thường trực ban soạn thảo tại Cục Quản lý Dược hoặc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
BAN HÀNH HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ CẢNH GIÁC DƯỢC
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: