SAI SÓT LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC:  GHI NHẬN TỪ CƠ SỞ DỮ LIỆU BÁO CÁO ADR TẠI VIỆT NAM
SAI SÓT LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC: GHI NHẬN TỪ CƠ SỞ DỮ LIỆU BÁO CÁO ADR TẠI VIỆT NAM
Đoàn Thị Phương Thảo, Trần Thu Thủy, Vũ Đình Hòa, Nguyễn Hoàng Anh 

Tóm tắt

Kiểm soát các biến cố bất lợi liên quan đến thuốc nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh là mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động Cảnh giác Dược. Bên cạnh phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các vấn đề liên quan đến chất lượng thuốc, sai sót liên quan đến thuốc, còn gọi là sai sót trong sử dụng thuốc (Medication Error - ME), được coi là một trong những nguyên nhân gây hại không chủ ý quan trọng cho người bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy 70% các tai biến xảy ra trên bệnh nhân có thể phòng tránh được do những tai biến này bắt nguồn từ ME [1]. Tại Việt Nam, kết quả từ một số nghiên cứu bước đầu cho thấy tỷ lệ ME liên quan đến thực hiện y lệnh của điều dưỡng dao động từ 37,7% đến 68,6% liều/lượt thuốc [2], [3].
Từ khóa:  

Nội dung bài

Kiểm soát các biến cố bất lợi liên quan đến thuốc nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh là mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động Cảnh giác Dược. Bên cạnh phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các vấn đề liên quan đến chất lượng thuốc, sai sót liên quan đến thuốc, còn gọi là sai sót trong sử dụng thuốc (Medication Error - ME), được coi là một trong những nguyên nhân gây hại không chủ ý quan trọng cho người bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy 70% các tai biến xảy ra trên bệnh nhân có thể phòng tránh được do những tai biến này bắt nguồn từ ME [1]. Tại Việt Nam, kết quả từ một số nghiên cứu bước đầu cho thấy tỷ lệ ME liên quan đến thực hiện y lệnh của điều dưỡng dao động từ 37,7% đến 68,6% liều/lượt thuốc [2], [3].

Báo cáo tự nguyện là công cụ quan trọng để theo dõi và phát hiện các phản ứng có hại của thuốc (ADR) và đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Qua thời gian, hệ thống báo cáo ADR ngày càng cho thấy tiềm năng trong việc phát hiện những vấn đề khác có thể gây tổn hại cho bệnh nhân, trong đó có vấn đề về sai sót liên quan đến thuốc. Những sai sót này thường được thể hiện một cách tình cờ trong báo cáo ADR. Bên cạnh các nghiên cứu quan sát trực tiếp hay hồi cứu hồ sơ bệnh án từ các bệnh viện, các nghiên cứu về ME cũng đã bắt đầu được thực hiện trên các cơ sở dữ liệu, trong đó có cơ sở dữ liệu báo cáo tự nguyện về ADR. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây cũng đã xây dựng một phương pháp tiếp cận riêng có tên “phương pháp P” (Preventability method) để phát hiện các ME từ cơ sở dữ liệu báo cáo tự nguyện [4]. Phương pháp này sử dụng 20 tiêu chí, cũng là 20 yếu tố của ME có thể gây tổn hại cho bệnh nhân. Chúng tôi đã tiến hành một khảo sát nhỏ, sử dụng phương pháp P để phát hiện ME từ 1013 báo cáo ADR được gửi về từ các cơ sở khám, chữa bệnh trong hai tháng đầu năm 2014. Khảo sát đã thu được một số kết quả bước đầu như sau:

 

1. Số lượng và tỷ lệ báo cáo nghi ngờ có ME

Từ 1013 báo cáo ADR được gửi về từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong 2 tháng đầu năm 2014, có 763 báo cáo có đủ thông tin để đánh giá theo phương pháp P. Kết quả cho thấy đã phát hiện được 152 báo cáo nghi ngờ có ME, chiếm 19,9% số báo cáo ADR được đưa vào đánh giá. Trong số này, 85 báo cáo (chiếm 11,1% số báo cáo được đánh giá) đã được nhận định có mối liên quan giữa ME và ADR xảy ra.

 

2. Loại ME được ghi nhận (theo các tiêu chí của phương pháp P)

11 loại ME đã được ghi nhận trong các báo cáo ADR (hình 1). Các ME thường gặp nhất là sai sót về liều dùng (65 báo cáo, chiếm 42,8% các báo cáo nghi ngờ có ME), trong đó có 38/65 (58,4%) báo cáo có liều dùng cao hơn liều khuyến cáo. Tiếp theo là các sai sót về chỉ định (45 báo cáo, chiếm 29,6%), bệnh nhân tự dùng thuốc kê đơn (36 báo cáo, chiếm 23,7%), cách dùng (28 báo cáo, chiếm 18,4%). Sử dụng thuốc trên bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc nghi ngờ gây phản ứng hoặc thuốc cùng nhóm (16 báo cáo, 10,5%) và tương tác thuốc (13 báo cáo, 8,6%) cũng chiếm tỷ lệ đáng kể.

 

3. Nhóm thuốc được ghi nhận nhiều nhất trong các báo cáo có ME

ME ghi nhận được ở hầu hết các nhóm thuốc, trong đó chiếm đa số là các kháng sinh (119 báo cáo, chiếm 78,3%) bao gồm các kháng sinh beta-lactam, thuốc điều trị lao, kháng sinh nhóm macrolid và kháng sinh nhóm aminoglycosid, kháng sinh quinolon, kháng sinh sulfamid và các kháng sinh khác (bảng 1). Ngoài các kháng sinh, các thuốc NSAIDs (11 báo cáo, 7,2%) và paracetamol (7 báo cáo, 4,6%) cũng là những nhóm thuốc hay gặp ME.

Như vậy, khảo sát đã bước đầu cho thấy báo cáo ADR tự nguyện là nguồn dữ liệu tiềm năng để phát hiện các ME và các ADR có khả năng phòng tránh được. Nếu mở rộng phạm vi thu thập thêm các vấn đề về ME cho hệ thống báo cáo tự nguyện và có phương pháp đánh giá phù hợp, đây sẽ là nguồn dữ liệu phong phú giúp tìm ra nguyên nhân mang tính hệ thống dẫn đến ME, cải thiện thực hành sử dụng thuốc và đảm bảo an toàn cho người bệnh.


Hình 1: Số báo cáo nghi ngờ là ME theo loại sai sót ghi nhận được (n=152)

Bảng 1: Các nhóm thuốc hay gặp ME trong các báo cáo ADR (n=152)

STT

Mã ATC

Nhóm thuốc

Số báo cáo

% tổng số báo cáo nghi ngờ có ME (n=152)

1

J01D

Kháng sinh nhóm beta-lactam khác*

39

25,7

2

J01C

Kháng sinh nhóm beta-lactam, penicilin

18

11,8

3

J04A

Các thuốc điều trị lao

16

10,5

4

J01F

Kháng sinh macrolid, lincosamid và streptogramin

13

8,6

5

J01G

Kháng sinh aminoglycosid

12

7,9

6

M01A

Thuốc chống viêm và chống thấp khớp, không steroid

11

7,2

7

N02B

Các thuốc giảm đau và hạ sốt khác**

7

4,6

8

J01X

Các kháng sinh khác

7

4,6

9

J01M

Kháng sinh quinolon

6

3,9

10

J01E

Kháng sinh sulfonamid và trimethoprim

6

3,9

Ghi chú: (*) Kháng sinh nhóm beta-lactam khác bao gồm các cephalosporin, monobactam và carbapenem; (**) Các thuốc giảm đau và hạ sốt khác bao gồm acid salicylic và dẫn chất, các anilid.

 

Tài liệu tham khảo

1. Pirmohamed M. et al. (2004), “Adverse drug reactions as cause of admission to hospital: prospective analysis of 18,820 patients”, British Medical Journal, 329, pp. 15-9.

2. Dương Thị Thanh Tâm (2014), Đánh giá an toàn trong thực hành thuốc cho trẻ em tại một cơ sở y tế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Dược học, trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

3. Nguyen H. , Nguyen T. , van den Heuvel E. , Haaijer-Ruskamp F. , Taxis K. (2013), "GRP-057 Errors in Medicines Preparation and Administration in Vietnamese Hospitals", Science and Practice European Journal of Hospital Pharmacy: Science and Practice, 20 (Suppl_1), pp. A21.

4. WHO (2014), "Monitoring Medicine Project: Preventability Method "P method"".

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
SAI SÓT LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC: GHI NHẬN TỪ CƠ SỞ DỮ LIỆU BÁO CÁO ADR TẠI VIỆT NAM
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: