HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CẢNH GIÁC DƯỢC  NĂM 2013
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CẢNH GIÁC DƯỢC NĂM 2013
Nguyễn Thị Tuyến, Nguyễn Quang Vũ 

Tóm tắt

Với mục đích tổng kết các kết quả của hoạt động đã triển khai năm 2013, ngày 26/11/2013, Trung tâm DI & ADR Quốc Gia - Trường Đại học Dược Hà Nội đã tổ chức Hội nghị “Tổng kết hoạt động Cảnh giác Dược năm 2013”. GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Đại diện Cục/Vụ chức năng của Bộ Y tế, Ban quản lý dự án "Hỗ trợ hệ thống y tế", đại diện 31 Sở Y tế, 29 bệnh viện trọng điểm, Trường Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và 3 Chương trình Y tế Quốc gia, một số tổ chức Quốc tế tại Việt Nam: WHO, MSH, USAID đã tham dự Hội nghị.
Từ khóa:  

Nội dung bài

Sau một năm nỗ lực của Ban quản lý Hợp phần 2.1 và Trung tâm DI & ADR Quốc Gia, dự án đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận: thuê tuyển 01 chuyên gia nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật cho Trung tâm DI & ADR Quốc gia; xây dựng và ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Quyết định 1088/QĐ-BYT ngày 04/04/2013 của Bộ Y tế), xây dựng Hướng dẫn giám sát phản ứng có hại trong các Chương trình Y tế Quốc gia, xây dựng mẫu báo cáo ADR cho các Chương trình Y tế Quốc gia; triển khai giám sát tích cực ADR trong Chương trình Chống lao Quốc gia; đánh giá sử dụng thuốc tại 10 bệnh viện; xuất bản Bản tin Cảnh giác Dược hàng quý; phát hành tờ rơi, áp phích tuyên truyền về phản ứng có hại của thuốc. Đặc biệt, dự án đã tổ chức thành công 01 lớp đào tạo cảnh giác dược cho hệ thống Quốc gia, 06 lớp đào tạo cảnh giác dược tuyến tỉnh, 150 lớp đào tạo cho cán bộ y tế cơ sở tại các Sở Y tế, các bệnh viện. Hoạt động này đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của báo cáo ADR. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát hỗ trợ tại các tỉnh và các bệnh viện, tổ chức họp cán bộ theo dõi và đánh giá hàng quý cũng được duy trì hiệu quả. Tính đến ngày 14/11/2013 số lượng báo cáo gửi về Trung tâm DI & ADR Quốc gia là 4596, tương đương 51,9 báo cáo/1 triệu dân, tỷ lệ phản hồi kết quả thẩm định báo cáo cho cán bộ y tế và cơ sở khám, chữa bệnh gửi báo cáo đạt 36,3%. Hội nghị cũng đã ghi nhận một số khó khăn trong quá trình triển khai dự án gồm: chưa ban hành quy trình về giám sát phản ứng có hại của thuốc tại đơn vị; thiếu cán bộ chuyên trách cho hoạt động cảnh giác dược; và nhận thức của nhiều cán bộ y tế về an toàn thuốc và cảnh giác dược còn hạn chế. Ban quản lý hợp phần 2.1 cũng đã trình bày kế hoạch năm 2014 tập trung vào 3 mục tiêu chính: Kiện toàn mạng lưới Cảnh giác Dược Quốc gia; duy trì và phát triển hệ thống báo cáo và phản hồi về Cảnh giác Dược; triển khai chương trình theo dõi ADR trong các Chương trình Y tế Quốc gia.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai bao gồm: tăng cường chuyên môn cho các cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động Cảnh giác Dược của 31 tỉnh, thành phố và 29 bệnh viện trọng điểm; kiện toàn hệ thống văn bản pháp quy; tăng cường các biện pháp truyền thông về hoạt động Cảnh giác Dược… Tất cả các hoạt động của dự án phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

 

GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị

 

Khen thưởng 10 đơn vị có số lượng báo cáo ADR nhiều nhất giai đoạn 2010 -2012

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CẢNH GIÁC DƯỢC NĂM 2013
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: