TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
 

Tóm tắt

Tổng số báo cáo ADR Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã tiếp nhận và xử lý trong 6 tháng đầu năm 2013 là 2108 báo cáo. Trong đó, 1987 báo cáo ADR tự nguyện được gửi từ các cơ sở khám, chữa bệnh, 17 báo cáo từ hoạt động báo cáo tự nguyện có chủ đích (TSR) trong chương trình phòng chống HIV/AIDS và 104 báo cáo ADR nghiêm trọng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm
Từ khóa:  

Nội dung bài

I. BÁO CÁO ADR TỪ CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH

1. Số lượng báo cáo đã tiếp nhận

 Số lượng báo cáo ADR nhận được tính đến hết ngày 15/6/2013 từ các cơ sở khám chữa bệnh là 1987 báo cáo, tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2012 (1048 báo cáo). Chi tiết số lượng báo cáo đã nhận được lũy tiến từ tháng 1 đến tháng 6 được trình bày trong hình 1.


Hình 1: Số lượng báo cáo ADR tích lũy từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013

 Như vậy, số lượng báo cáo ADR nhận được có thay đổi qua các tháng. Số lượng báo cáo thấp nhất vào tháng 4 (183 báo cáo) và nhiều nhất vào tháng 3 (438 báo cáo).

2. Tình hình báo cáo ADR từ các đơn vị

Tính đến hết quí II năm 2013, các cơ sở khám, chữa bệnh của 62/63 tỉnh, thành phố đã gửi báo cáo ADR. Tỉnh duy nhất chưa gửi báo cáo ADR là Phú Yên. Danh sách 10 cơ sở khám, chữa bệnh gửi báo cáo nhiều nhất trong tổng số 301 đơn vị đã gửi báo cáo ADR được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1: Danh sách 10 bệnh viện gửi báo cáo ADR nhiều nhất

STT

Tên Bệnh Viện

Tỉnh/ thành phố

Số báo cáo

Tỷ lệ (%)

1

Bệnh viện Bạch Mai

Hà Nội

165

8,30

2

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

TP. Hồ Chí Minh

126

6,34

3

Bệnh viện Hùng Vương

TP. Hồ Chí Minh

78

3,93

4

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh

72

3,62

6

Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh

46

2,32

5

Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Hà Nội

46

2,32

7

Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

TP. Hồ Chí Minh

41

2,06

8

Bệnh viện Từ Dũ

TP. Hồ Chí Minh

40

2,01

9

Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh

Quảng Ninh

31

1,56

10

Bệnh viện Nhi Đồng I

TP. Hồ Chí Minh

31

1,56

  3. Các thuốc nghi ngờ gây ra ADR được báo cáo nhiều nhất

Trong 1987 báo cáo có 1 báo cáo về mỹ phẩm, 2 báo cáo về thuốc trừ sâu, do đó tổng số thuốc nghi ngờ được báo cáo được thống kê từ 1984 báo cáo ADR là 2486 thuốc (tỷ lệ 1,25 thuốc/1 báo cáo). Các thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo ADR thuộc 4 nhóm chính: kháng sinh nhiều nhất với 4 hoạt chất là cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim, ciprofloxacin; thuốc điều trị lao (streptomycin, pyrazinamid, rifampicin); thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm (paracetamol, diclofenac) và thuốc điều trị sốt rét (primaquin). Cefotaxim là thuốc được báo cáo nhiều nhất (11,17%) (bảng 2).

Bảng 2: Danh sách 10 thuốc nghi ngờ được báo cáo nhiều nhất

STT

Hoạt chất

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Cefotaxim

222

11,17

2

Streptomycin

172

8,66

3

Ceftriaxon

108

5,44

4

Diclofenac

104

5,23

5

Ceftazidim

81

4,08

6

Paracetamol

73

3,67

7

Primaquin

73

3,67

8

Ciprofloxacin

62

3,12

9

Pyrazinamid

56

2,82

10

Rifampicin

54

2,72

  4. Các trường hợp báo cáo khẩn

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã giải quyết 31 trường hợp khẩn (quí I: 10 trường hợp, quí II: 21 trường hợp), trong đó có 19 trường hợp báo cáo khẩn và 12 trường hợp công văn phản hồi cho cơ quan quản lý của Bộ Y tế. Như vậy, từ đầu năm 2013 đến nay có tất cả 21 báo cáo tử vong đã được xử lý khẩn theo quy trình của Trung tâm. Trong đó, 9 báo cáo tử vong trên bệnh nhi sử dụng vắc xin Quinvaxem, 3 báo cáo tử vong do sốc phản vệ liên quan đến ceftazidim và 2 báo cáo tử vong do sốc phản vệ liên quan đến cefotaxim. Các trường hợp khẩn đã xử lý trong quí II được tổng hợp trong bảng 3 bảng 4.

 

Bảng 3: Các trường hợp báo cáo khẩn

STT

Mã báo cáo

Thuốc nghi ngờ

Biệt dược (hoạt chất)

Biểu hiện ADR

Mối liên quan giữa thuốc

và ADR

Kết quả

sau khi

xử trí ADR

1

VNMC13030053

Quinvaxem

(vắc xin 5 trong 1)

Sốt, nôn, bú yếu, khóc thét, môi khô tím, mắt trợn trừng, thái dương có quầng thâm đỏ

Có thể

Tử vong

2

VNMN13030970

VNMN13030971

VNMN13030972

VNMN13030973

VNMN13030974

VNMN13030975

Hexabrix (ioxaglat)

Chóng mặt, buồn nôn, nôn, kích thích, co giật

Có khả năng

Hồi phục không có di chứng

3

VNMM13031036

Cefotaxon (cefotaxim)

Sốc phản vệ

Có khả năng

Tử vong

4

VNMC13030062

Quinvaxem

(vắc xin 5 trong 1)

Euquimol (paracetamol, euquinin, clorpheniramin)

Mệt, lạnh run, sốt

Có khả năng

Hồi phục không có di chứng

5

VNMS13041077

Quamatel (famotidin)

Sốc phản vệ

Chắc chắn

Tử vong

6

VNMC13040067

Quinvaxem

(vắc xin 5 trong 1)

Nhiễm khuẩn huyết

Không chắc chắn

Tử vong

7

VNMM13051547

Aminopex (amino acid)

Sốc phản vệ

Chắc chắn

Tử vong

8

VNMN13051499

Cekadym (ceftazidim)

Sốc phản vệ

Chắc chắn

Tử vong

9

VNMS13041086

VNMS13041089

VNMS13041189

Cefotaxim ACS Dobfar (cefotaxim)

Mày đay, mẩn ngứa

Có khả năng

Hồi phục không có di chứng

10

VNMS13051564

Medotaxim (cefotaxim)

Sốc phản vệ

Có khả năng

Tử vong

11

VNMM13051470

Bicefzidim (ceftazidim)

Sốc phản vệ

Có thể

Tử vong

 

Bảng 4: Các trường hợp công văn khẩn gửi cơ quan quản lý của Bộ Y tế

STT

Nội dung công văn

Ngày thực hiện

1

Cập nhật thông tin về độ an toàn của domperidon

25/3/2013

2

Cung cấp thông tin về thuốc chứa cilostazol

2/4/2013

3

Cập nhật thông tin liên quan đến chỉ định của glucosamin

12/4/2013

4

Cập nhật thông tin liên quan đến chỉ định của misoprostol

26/4/2013

5

Cung cấp thông tin về thuốc chứa strontium ranelat

13/5/2013

6

Cung cấp thông tin về thuốc chứa cyproteron acetat

5/6/2013

  II. BÁO CÁO ADR TỪ CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT, KINH DOANH DƯỢC PHẨM

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Trung tâm DI & ADR Quốc gia và Trung tâm DI & ADR khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 104 báo cáo ADR nghiêm trọng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam từ 15 đơn vị sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Trong đó, có 92 báo cáo ADR liên quan đến các chế phẩm đang được lưu hành trên thị trường và 12 báo cáo ADR xảy ra trên bệnh nhân trong quy trình thử nghiệm lâm sàng thuốc mới tại Việt Nam.

Các chế phẩm đang được lưu hành trên thị trường được báo cáo nhiều nhất là: vắc xin Quinvaxem (19 báo cáo), imatinib (18 báo cáo), iopromid (6 báo cáo), rituximab (3 báo cáo), sorafenib (3 báo cáo). Các thuốc nghi ngờ liên quan đến các trường hợp tử vong bao gồmvắc xin Quinvaxem (14 báo cáo), imatinib (4 báo cáo), vắc xin bại liệt (3 báo cáo), cyclosporin (2 báo cáo), bisoprolol (1 báo cáo), cefuroxim (1 báo cáo), hydroxycarbamid (1 báo cáo), mycophenolat mofetil (1 báo cáo), sevofluran (1 báo cáo), vắc xin phòng ung thư cổ tử cung HPV typ 16 và 18 (1 báo cáo).

  III. KẾT LUẬN

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã tiếp nhận 2108 báo cáo. Trong đó, 1987 báo cáo được gửi từ các cơ sở khám chữa bệnh, 104 báo cáo được gửi từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm và 17 báo cáo từ hoạt động TSR. Các đơn vị tham gia gửi báo cáo gồm 301 cơ sở khám, chữa bệnh và 15 đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm. Đối tượng thực hiện báo cáo chủ yếu là bác sĩ. Phần lớn báo cáo được gửi từ các đơn vị ở phía Nam, từ các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa và bệnh viện thuộc khối công lập. Tổng số phản hồi của Trung tâm DI & ADR Quốc gia liên quan đến báo cáo ADR và các vấn đề về an toàn thuốc đã thực hiện trong 6 tháng đầu năm là 947, tương ứng với 44,9% số báo cáo ADR nhận được. Trong đó, 935 phản hồi cho cán bộ y tế và đơn vị gửi báo cáo và 12 công văn phản hồi cho cơ quan quản lý của Bộ Y tế.

Trung tâm DI & ADR Quốc gia xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các đơn vị và cán bộ y tế đã tham gia báo cáo ADR và mong tiếp tục nhận được sự phối hợp để triển khai hiệu quả hoạt động báo cáo ADR.

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: