TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR QUÝ I NĂM 2013
TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR QUÝ I NĂM 2013
 

Tóm tắt

Tổng số báo cáo ADR Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã tiếp nhận và xử lý trong quý I là 1079 báo cáo. Trong đó, 1022 báo cáo ADR được gửi từ các cơ sở khám, chữa bệnh và 57 báo cáo ADR nghiêm trọng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm.
Từ khóa:  

Nội dung bài

 Số lượng báo cáo ADR nhận được đến hết quý I năm 2013 từ các cơ sở khám chữa bệnh là 1022 báo cáo, tăng hơn 2 lần so với quý I năm 2012 (460 báo cáo). Chi tiết số lượng báo cáo nhận được lũy tiến từ tháng 1 đến tháng 3 được trình bày trong hình 1.

 

Hình 1: Số lượng báo cáo ADR lũy tiến từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2013

2. Tình hình báo cáo ADR từ các đơn vị

Tính đến hết quý I năm 2013, cơ sở khám, chữa bệnh của 55/63 tỉnh, thành phố đã gửi báo cáo ADR. 8 tỉnh chưa gửi báo cáo ADR trong quý I là: Bình Dương, Gia Lai, Kon Tum, Nam Định, Phú Thọ, Phú Yên, Sơn La và Thừa Thiên Huế. Danh sách 10 cơ sở khám chữa bệnh gửi báo cáo nhiều nhất trong tổng số 186 đơn vị đã gửi báo cáo ADR được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1: Danh sách 10 bệnh viện gửi báo cáo nhiều nhất

STT

Đơn vị gửi báo cáo

Tỉnh/thành phố

Số lượng báo cáo

1

Bệnh viện Bạch Mai

Hà Nội

154

2

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

TP. Hồ Chí Minh

83

3

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh

46

4

Bệnh viện Hùng Vương

TP. Hồ Chí Minh

31

5

Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng

Hải Phòng

29

6

Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh

Quảng Ninh

23

7

Bệnh viện Từ Dũ

TP. Hồ Chí Minh

21

8

Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Bắc Giang

Bắc Giang

18

9

Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương

Hà Nội

18

10

Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

TP. Hồ Chí Minh

17

 

3. Các thuốc nghi ngờ gây ra ADR được báo cáo nhiều nhất

Tổng số 1266  thuốc nghi ngờ được báo cáo trong tổng số 1022 báo cáo ADR (chiếm tỷ lệ 1,24 thuốc/1 báo cáo). Trong đó, các thuốc nghi ngờ gây biến cố bất lợi xuất hiện nhiều nhất thuộc 4 nhóm chính: nhóm thuốc kháng sinh (với 4 đại diện là cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim, levofloxacin), nhóm thuốc điều trị lao (streptomycin, pyrazinamid, rifampicin); nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm (paracetamol, diclofenac) và thuốc điều trị sốt rét (primaquin); streptomycin là thuốc được báo cáo nhiều nhất (11,6%) (bảng 2).

Bảng 2: Danh sách 10 thuốc nghi ngờ được

báo cáo nhiều nhất

STT

Hoạt chất

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Streptomycin

119

11,6

2

Cefotaxim

107

10,5

3

Ceftriaxon

62

6,1

4

Ceftazidim

49

4,8

5

Diclofenac

43

4,2

6

Paracetamol

42

4,1

7

Primaquin

41

4,0

8

Rifampicin

36

3,5

9

Levofloxacin

35

3,4

10

Pyrazinamid

33

3,2

 

4. Các trường hợp báo cáo khẩn

Trong quý I năm 2013, Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã giải quyết 10 trường hợp khẩn, trong đó có 4 trường hợp báo cáo khẩn và 6 trường hợp cung cấp thông tin cho Cục Quản lý Dược (bảng 3). Có tất cả 8 báo cáo tử vong đã được ghi nhận, trong đó 7 báo cáo tử vong trên bệnh nhi sử dụng vắc xin Quinvaxem. Trung tâm DI & ADR Quốc gia cũng tiếp tục ghi nhận được chuỗi báo cáo liên quan đến albumin (biệt dược Relab). Các phản ứng có hại liên quan đến vắc xin Quinvaxem và albumin (biệt dược Relab) sẽ được Trung tâm DI & ADR Quốc gia tiếp tục theo dõi và thông báo tới cán bộ y tế. Song song với công tác phản hồi khẩn cho cán bộ y tế và đơn vị gửi báo cáo ADR, Trung tâm DI & ADR Quốc gia cũng liên tục cập nhật thông tin về an toàn thuốc và kịp thời thông báo cho các cơ quan quản lý của Bộ Y tế (6 công văn, bảng 4).

Bảng 3: Các trường hợp báo cáo khẩn

STT

Mã báo cáo

Thuốc nghi ngờ

Biểu hiện ADR

Mối liên quan giữa thuốc

và ADR

Kết quả

sau khi

xử trí ADR

1

VNMC13010004

VNMC13010005

VNMC13010006

VNMC13010007

VNMC13010008

Quinvaxem

(vắc xin 5 trong 1)

Sốt, nôn, bú yếu, khóc thét, môi khô tím, mắt trợn trừng, thái dương có quầng thâm đỏ

Có thể

Tử vong

2

VNMC13010018

VNMC13010020

Quinvaxem

(vắc xin 5 trong 1)

Sốt cao, tím tái, lả đi

Có thể

Tử vong

3

VNMS13010314

Midazolam,
fentanyl,

propofol,

suxamethonium

Tăng áp lực đường thở, SpO2 tụt, tím tái, ngừng tim, ngừng thở

Có thể

Tử vong

4

VNMS13010228

VNMS13010229

VNMS13010230

VNMS13010231

Relab 20%

(albumin)

Mệt, lạnh run, sốt

Có khả năng

Hồi phục không để lại di chứng

 

 

Bảng 4: Các trường hợp công văn về an toàn thuốc gửi cơ quan quản lý của Bộ Y tế

STT

Nội dung công văn

Ngày thực hiện

1

Cung cấp thông tin về chỉ định, liều dùng, cách dùng của các thuốc chứa thành phần arginin không phải dạng muối hydroclorid và các thuốc phối hợp arginin hydroclorid với các vitamin

17/12/2012

2

Chuỗi báo cáo phản ứng có hại liên quan đến thuốc Relab 20% (albumin)

14/1/2013

3

Thông báo của Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm y tế Quốc gia Pháp
về các thuốc điều trị sung huyết, ngạt mũi có chứa thuốc co mạch

22/1/2013

4

Cung cấp thông tin về độ an toàn của dabigatran etexilat

30/1/2013

5

Cung cấp thông tin về độ an toàn của cyproteron acetat

1/2/2013

6

Cung cấp thông tin về độ an toàn của metoclopramid

11/3/2013

 

II. BÁO CÁO ADR TỪ CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH DƯỢC PHẨM

Trong quý I năm 2013, Trung tâm DI & ADR Quốc gia và Trung tâm DI & ADR khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được 57 báo cáo ADR nghiêm trọng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam với 16 trường hợp tử vong được gửi từ 11 đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm. Trong đó, 49 báo cáo ADR liên quan đến các chế phẩm đang được lưu hành trên thị trường và 8 báo cáo ADR xảy ra trên bệnh nhân trong thử nghiệm lâm sàng.

Các chế phẩm đang được lưu hành trên thị trường được báo cáo nhiều nhất là: vắc xin Quinvaxem (15 báo cáo), imatinib (11 báo cáo), iopromid (4 báo cáo). Các thuốc nghi ngờ liên quan đến các trường hợp tử vong bao gồm vắc xin Quinvaxem (11 báo cáo), imatinib (3 báo cáo), vắc xin bại liệt (3 báo cáo), cyclosporin (2 báo cáo), hydroxycarbamid (1 báo cáo), mycophenolat mofetil (1 báo cáo).

 

III. KẾT LUẬN

Trong quý I năm 2013, Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã tiếp nhận 1079 báo cáo ADR từ 186 cơ sở khám, chữa bệnh và 11 đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm. Đối tượng thực hiện báo cáo chủ yếu là bác sĩ, phần lớn báo cáo được gửi từ các đơn vị ở phía Nam, các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa và bệnh viện thuộc khối công lập.

Trung tâm DI & ADR Quốc gia trân trọng cảm ơn sự hợp tác các đơn vị và cán bộ y tế đã tham gia báo cáo ADR và mong tiếp tục nhận được sự phối hợp để triển khai hiệu quả hoạt động báo cáo ADR.

Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
: Không hữu dụng  1   2   3   4   5  Rất hữu dụng
:
:
:
:
Gửi bài viết cho bạn bè:
TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR QUÝ I NĂM 2013
:
:
Địa chỉ email người nhận
:
:
: